Ngành kinh tế thi khối nào? Các ngành học khối kinh tế [Cập nhật 2023]

Banner học bổng hè 26 triệu

Kinh tế là một trong những nhóm ngành học khá hot trong khoảng thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết ngành kinh tế thi khối nào? Hãy cùng Khoa Quốc Tế giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này qua bài viết bên dưới. Hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé!

Ngành kinh tế thi khối nào?

Để giúp các bạn giải đáp thắc mắc ngành kinh tế thi khối nào, thì có lẽ phải kể đến các tổ hợp các môn thi thuộc cả hai khối Akhối D. Bên dưới là các khối thi mà các bạn có thể đăng ký theo học:

Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối A

  • Khối A00 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Hóa học.
  • Khối A01 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Tiếng Anh.
  • Khối A02 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Sinh học.
  • Khối A03 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Lịch sử.
Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối A
Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối A
  • Khối A04 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Địa lí.
  • Khối A05 gồm có 3 môn thi: Toán học + Hóa học + Lịch sử.
  • Khối A06 gồm có 3 môn thi: Toán học + Hóa học + Địa lí.
  • Khối A07 gồm có 3 môn thi: Toán học + Lịch sử + Địa lí.
  • Khối A08 gồm có 3 môn thi: Toán học + Lịch sử + Giáo dục công dân.
  • Khối A09 gồm có 3 môn thi: Toán học + Địa lí + Giáo dục công dân.
  • Khối A10 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Giáo dục công dân.
  • Khối A11 gồm có 3 môn thi: Toán học + Hóa học + Giáo dục công dân.
  • Khối A12 gồm có 3 môn thi: Toán học + Khoa học tự nhiên + Khoa học xã hội.
  • Khối A13 gồm có 3 môn thi: Toán học + Khoa học tự nhiên + Lịch sử.
  • Khối A14 gồm có 3 môn thi: Toán học + Khoa học tự nhiên + Địa lí.
  • Khối A15 gồm có 3 môn thi: Toán học + Khoa học tự nhiên + Giáo dục công dân.
  • Khối A16 gồm có 3 môn thi: Toán học + Khoa học tự nhiên + Ngữ văn.
  • Khối A17 gồm có 3 môn thi: Toán học + Vật lí + Khoa học xã hội.
  • Khối A18 gồm có 3 môn thi: Toán học + Hóa học + Khoa học xã hội.

Như vậy với các tổ hợp khối A được liệt kê phía trên đã giúp bạn phần nào biết được ngành kinh tế thi khối nào? Vậy còn những tổ hợp khối D có thể thi vào ngành này là gì?

Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối D

Bên dưới là tổng hợp các tổ hợp khối D mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu ngành kinh tế thi khối nào? Cụ thể:

  • Khối D01 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • Khối D02 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.
  • Khối D03 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
  • Khối D04 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
  • Khối D05 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.
  • Khối D06 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • Khối D07 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Khối D08 gồm 3 môn thi: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • Khối D09 gồm 3 môn thi: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • Khối D10 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Anh. 
  • Khối D11 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh. 
  • Khối D12 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh. 
  • Khối D13 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh.
  • Khối D14 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • Khối D15 gồm 3 môn thi: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh. 
  • Khối D16 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Đức.
  • Khối D17 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Nga.
  • Khối D18 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Nhật.
  • Khối D19 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Pháp.
  • Khối D20 gồm 3 môn thi: Toán, Địa lí, Tiếng Trung.
  • Khối D21 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Đức.
Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối D
Ngành kinh tế thi khối nào? Tổ hợp những môn thi khối D
  • Khối D22 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Nga.
  • Khối D23 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật.
  • Khối D24 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp.
  • Khối D25 gồm 3 môn thi: Toán, Hóa học, Tiếng Trung.
  • Khối D26 gồm 3 môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Đức.
  • Khối D27 gồm 3 môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Nga.
  • Khối D28 gồm 3 môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật.
  • Khối D29 gồm 3 môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp.
  • Khối D30 gồm 3 môn thi: Toán, Vật lí, Tiếng Trung. 

Như vậy, các bạn đã nắm được ngành kinh tế thi khối nào rồi phải không? Vậy ngành kinh tế ra trường có thể làm gì, cùng tìm hiểu tiếp bạn nhé!

Xem thêm:

Ngành Kinh tế gồm những ngành nào?

Ngành Kinh tế gồm những ngành nào?
Ngành Kinh tế gồm những ngành nào?

Ngành Kinh tế khá rộng, bao gồm nhiều nhóm ngành kinh tế, cùng tìm hiểu chi tiết từng nhóm ngành sau bạn nhé.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Nhóm ngành Quản trị kinh doanh

Nhóm ngành Quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển của các tổ chứcvà doanh nghiệp. Nhằm giúp đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn, đạt được mục tiêu kinh doanh và cải thiện được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm ngành Quản trị kinh doanh sẽ bao gồm những chuyên ngành về quản lý, kinh doanh và lãnh đạo tại các doanh nghiệp và tổ chức. Các chuyên ngành bao gồm:

Chuyên ngànhChức năng
Quản trị kinh doanhChuyên ngành liên quan đến các hoạt động về quản lý tổ chức, tài chính, marketing, sản xuất và nhân sự nhằm đạt được mục tiêu về kinh doanh.
Kế toánChuyên ngành sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến: việc thu thập, phân tích và báo cáo thông tin tài chính của tổ chức và doanh nghiệp.
Tài chínhChuyên ngành liên quan đến các hoạt động về quản lý tiền, đầu tư và tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị rủi roChuyên ngành sẽ gồm các hoạt động liên quan đến việc đánh giá và quản lý rủi ro trong tổ chức, doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứngChuyên ngành sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến việc quản lý và tối ưu hóa quy trình cung ứng của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị dịch vụ khách hàngChuyên ngành liên quan đến các hoạt động quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
Quản lý nhân sựChuyên ngành sẽ gồm các hoạt động liên quan đến việc quản lý và phát triển nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp.

Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế – Tài chính

Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế – Tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và phát triển tại các tổ chức và doanh nghiệp. Những chuyên gia trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn. Để từ đó có thể đạt được mục tiêu kinh doanh, tối ưu hóa tài chính và cải thiện được hiệu suất hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế – Tài chính sẽ gồm những chuyên ngành liên quan đến việc quản lý, tài chính và các hoạt động kinh doanh trong các tổ chức và doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo qua bảng sau:

Chuyên ngànhChức năng
Kinh tế họcChuyên ngành liên quan đến nghiên cứu các hoạt động kinh tế, hệ thống kinh tế, tài chính, tài sản và nguồn lực để có thể hiểu và dự đoán về các xu hướng kinh tế, tài chính.
Tài chínhChuyên ngành gồm các hoạt động về quản lý, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp; hoạt động phân tích tài chính, quản lý rủi ro và quản lý nguồn vốn.
Kế toánChuyên ngành gồm các hoạt động về việc thu thập, phân tích và báo cáo thông tin tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanhChuyên ngành liên quan đến các hoạt động về quản lý tổ chức, tài chính, marketing, sản xuất và nhân sự nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Thương mạiChuyên ngành sẽ liên quan đến các hoạt động về mua bán, trao đổi và phân phối sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản lý rủi roChuyên ngành gồm các hoạt động liên quan đến việc đánh giá và quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Kinh doanh quốc tếChuyên ngành liên quan đến các hoạt động về kinh doanh và giao dịch quốc tế, đào tạo và phát triển kỹ năng về quản lý, giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán

Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác của các thông tin về tài chính. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định và chiến lược đúng đắn. Những chuyên gia trong lĩnh vực này cần  đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc quản lý tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao uy tín và độ tin cậy của tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường. 

Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán sẽ gồm những chuyên ngành liên quan đến việc quản lý tài chính và đảm bảo tính chính xác của những thông tin tài chính trong các tổ chức và doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo qua bảng sau: 

Chuyên ngànhChức năng
Kế toánChuyên ngành gồm những hoạt động liên quan đến việc thu thập, phân tích và báo cáo các thông tin tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.
Kiểm toánChuyên ngành gồm các hoạt động liên quan đến việc đánh giá tính chính xác của thông tin tài chính, đưa ra ý kiến và kết luận về báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.
Tư vấn thuếChuyên ngành liên quan các hoạt động về tư vấn thuế cho các tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng chiến lược thuế, từ đó đưa ra giải pháp quản lý thuế phù hợp.
Quản lý tài chínhChuyên ngành gồm các hoạt động liên quan đến việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính, quản lý vốn và phân tích tài chính của tổ chức.
Kế toán quản trịChuyên ngành liên quan các hoạt động về việc thu thập, phân tích và báo cáo thông tin tài chính để hỗ trợ quản lý, kiểm soát và đưa ra các quyết định chiến lược trong tổ chức, doanh nghiệp.
Kế toán quốc tếChuyên ngành gồm những hoạt động liên quan đến kế toán và lập báo cáo tài chính theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.

Học ngành Kinh tế ra trường làm gì?

Bên cạnh ngành kinh tế thi khối nào thì bạn cũng cần quan tâm đến những ngành học khối Kinh tế.

Kinh doanh, nghiên cứu thị trường

  • Nhiệm vụ: Bạn sẽ tiến hành thực hiện công việc tìm hiểu cũng như thu thập các dữ liệu thông tin liên quan đến khách hàng, thị trường. Sau đó tổng hợp để hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị để gia tăng lợi nhuận.
  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu, … 
  • Mức lương: Mức lương cơ bản đối với các bạn sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào khoảng 6 đến 8 triệu/ tháng. Với những người có kinh nghiệm nhiều năm thì mức này có thể tăng lên từ 15 đến 25 triệu đồng/ tháng.

Làm việc tại các Ngân hàng

  • Nhiệm vụ: Đây là những người thực hiện các mảng nghiệp vụ khác nhau. Cụ thể như: tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, kiểm toán nội bộ, xử lý sổ sách, dữ liệu nội bộ tại các ngân hàng. Mỗi công việc sẽ có những nhiệm vụ đặc thù khác nhau. 
  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng đàm phán, giao tiếp, ngoại ngữ, có kiến thức về kinh tế.
  • Mức lương: Mức lương đối với nhân viên làm việc tại các ngân hàng khá đa dạng. Tuỳ thuộc vào mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau. Thường mức này sẽ dao động từ 9 – 15 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, ngành ngân hàng có mức lương thưởng khá cao nên đây là công việc được nhiều bạn săn đón.

Kế toán, kiểm toán

  • Nhiệm vụ: Bạn cần phải ghi chép, thu thập, lưu trữ, cung cấp và xử lý những thông tin về tài chính. Người làm ngành này cần thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo về tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động trong công ty và các cơ quan bên ngoài ví dụ như: Ngân hàng, cơ quan thuế.  
  • Kỹ năng cần có: Năng lực chuyên môn cao, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện các số liệu.
  • Mức lương: Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương có thể rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương sẽ tăng lên khoảng 10 – 30 triệu đồng. 
Kế toán, kiểm toán
Kế toán, kiểm toán – Ngành Kinh tế thi khối nào?

Làm việc trong cơ quan Nhà nước

  • Nhiệm vụ: Công chức hành chính còn được gọi là chuyên viên. Đây là công việc có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực.
  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng nghiệp vụ, kinh tế vững vàng, kỹ năng xử lý tình huống, 
  • Mức lương: Mức lương mà bạn có thể nhận được rơi vào khoảng 3 – 5 triệu đồng đối với sinh viên mới ra trường. Sau đó, bạn có thể ràn luyện và trau dồi năng lực của mình để tăng lương. Mức lương lên đến 20 triệu đồng. 

Tư vấn Tài chính, Kinh tế

  • Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng có nhu cầu với những kế hoạch tài chính cụ thể. Bằng việc cung cấp các kế hoạch tài chính hấp dẫn dành cho khách hàng, đây là cách nhân viên ngành này tạo lợi nhuận. 
    Kỹ năng cần có: Am hiểu đa lĩnh vực: từ chứng khoán, tài chính; Kỹ năng giao tiếp tốt bởi bạn cần phải tiếp xúc nhiều với khách hàng. 

Xem thêm:

Những trường đào tạo ngành Kinh tế chất lượng hàng đầu Việt Nam

Sau khi tìm hiểu ngành kinh tế thi khối nào thì các trường đào tạo ngành này cũng là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm. Sau đây là một số trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu ngành kinh tế thi khối nào?

Tên trườngĐiểm chuẩn 2022
Đại học Kinh tế Quốc dân28 – 28,5
Đại học Ngoại thương Hà Nội 28 – 28,5
Học viện Tài chính24 – 25
Học viện Ngân hàng25 – 26
Đại học Thương mại26 – 27
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh24 – 26
Trường Đại học Kinh tế – Luật 26 – 27
Đại học Tài chính – Marketing25 – 27
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh25 – 26

Vậy là chúng ta đã có đáp án cho thắc mắc ngành kinh tế thi khối nào? Trước khi lựa chọn ngành nghề, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng của bản thân và niềm yêu thích nhé. Nếu còn có vướng mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết của Khoa Quốc Tế.

Bạn có thể cập nhật những thông tin tuyển sinh mới nhất của các trường đại học tại chuyên mục trường học của Khoa Quốc Tế để biết thêm thông tin bạn nhé.

Bình luận

Bài viết liên quan: