Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? TOP 5 ngành học hot nhất

Banner back to school tháng 7

Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trong những trường Đại học tiên phong đào tạo các ngành kinh tế tại miền Bắc và Việt Nam. Trường là mơ ước của rất nhiều bạn học sinh trên toàn quốc. Vậy nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Top những ngành học bên dưới sẽ là đáp án cho bạn. Hãy cùng Khoa Quốc Tế tìm hiểu nhé!

Tại sao nên chọn Đại học Kinh tế Quốc dân? 

Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là trường Đại học đứng đầu cả nước trong đào tạo các khối ngành liên quan tới kinh tế và quản lý. Vậy lý do nào mà các bạn học sinh lại yêu thích ngôi trường này:

Tại sao nên chọn Đại học Kinh tế Quốc dân? 
Tại sao nên chọn Đại học Kinh tế Quốc dân? 
  • Đầu tiên, NEU sở hữu chất lượng đào tạo tốt, ngôi trường với bề dày 60 năm phát triển trong nghề. Trường có đội ngũ giảng viên tận tâm và đều là những giáo sư, tiến sĩ danh tiếng. 
  • Đây là cái nôi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo tài ba của đất nước, đào tạo ra các nhà quản lý xuất sắc, lò tôi luyện ra các ông chủ tập đoàn, CEO doanh nghiệp lớn. 
  • Trường xây dựng chương trình trao đổi du học sinh và cơ hội phát triển bản thân. Mạng lưới đối tác đào tạo của trường có quy mô khắp các châu lục và không ngừng mở rộng mỗi ngày. Trường có rất nhiều ngành học hệ quốc tế tạo điều kiện cho các bạn sinh viên được tiếp xúc với môi trường ngoại ngữ, mở rộng khả năng giao tiếp ngoại ngữ.
  • Cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất giáo dục công lập. Ấn tượng nhất là hai tòa nhà thế kỉ – minh chứng cho việc cơ sở vật chất luôn được đầu tư hiện đại – văn minh nhất. 

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân?

Vậy nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Câu trả lời sẽ được Khoa Quốc Tế chia sẻ bên dưới bài viết.

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? – Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề hot tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngành này được phân ra thành rất nhiều chuyên ngành khác nhau nhằm đào tạo chuyên sâu kiến thức cho sinh viên.

Mục tiêu của ngành là đào tạo ra các bạn trẻ có đầy đủ kiến thức về kinh tế, kinh doanh tổng hợp, thị trường, … Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có được kiến thức thực tế về các hoạt động kinh doanh, xây dựng chiến lược, chính sách phát triển…

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Ngành Quản trị kinh doanh
Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Ngành Quản trị kinh doanh

Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại nhiều công ty kinh doanh trong nước và quốc tế, các cơ quan kinh tế hoặc công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường Cao đẳng, Đại học.

Ngành Quản trị kinh doanh của trường có mã ngành là 7340101, xét tuyển khối A00, A01, D01, D07. Bạn có thể lưu thông tin này để tham khảo nhé.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? – Ngành Kinh tế quốc tế

Ngành Kinh tế quốc tế cũng lọt vào danh sách các ngành nên học. Ngành này có điểm chuẩn đầu vào rất cao, tỉ lệ chọi rất lớn. Mỗi năm trường sẽ lấy chỉ tiêu khoảng 120 sinh viên và nhận xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07.

Các bạn sinh viên sẽ nắm bắt được kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách đối ngoại, nghiệp vụ kinh tế quốc tế, … Sau khi học xong, sinh viên có khả năng xây dựng những chiến lược và điều phối kinh tế đối ngoại, nghiên cứu và phân tích các hoạt động kinh tế quốc tế. 

Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường, các bạn sinh viên có cơ hội làm tại những công ty về xuất nhập khẩu, công ty hợp tác hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, làm tại các tổ chức quản lý quan hệ kinh tế quốc tế, …

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? – Ngành kế toán 

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Ngành kế toán từ lâu là ngành hot và được nhiều sinh viên quan tâm tại NEU. Ngành này gồm có 2 chuyên ngành đó là kế toán và kiểm toán.

Chuyên ngành kế toán tiến hành đào tạo sinh viên có nghiệp vụ tổ chức công tác kế toán. Còn kiểm toán thì đào tạo sinh viên có đủ khả năng để trở thành kiểm toán viên.

Ngành kế toán 
Ngành kế toán 

Chuyên ngành kế toán đào tạo xây dựng mô hình chung về tổ chức hoạch toán, lập sổ sách kế toán, phân tích báo cáo tài chính,… Cử nhân chuyên ngành này sẽ được làm việc tại những phòng tài chính – kế toán hoặc những đơn vị chỉ đạo kế toán nhà nước.

Xem thêm:

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? – Ngành Marketing

Ngành Marketing cũng rất hot trong những năm trở lại đây bởi tính ứng dụng cao. Ngành này bao gồm chuyên ngành đó là Truyền thông Marketing, Quản trị Marketing, Quản trị bán hàng và Thẩm định giá. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân xét tuyển những khối như A00, A01, D01, D07.

Tùy thuộc vào chuyên ngành, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau. Sinh viên sẽ được phát triển khả năng xây dựng và lập kế hoạch truyền thông, xây dựng và quản lý thương hiệu, digital Marketing, kỹ năng bán hàng, phân tích thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng, …

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận công việc tại các doanh nghiệp với vai trò là chuyên viên Marketing, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chạy Ads, SEO, Agency…

Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? – Thương mại điện tử

Thương mại điện tử cũng là một trong những ngành hot tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy vậy, ngành mới này có điểm trúng tuyển rất cao. Chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng 60 người nên tỷ lệ chọi vô cùng lớn. Ngành này đào tạo cử nhân thương mại điện tử rất bài bản và đây cũng là một lĩnh vực phổ biến trong cuộc sống.

Thương mại điện tử
Thương mại điện tử

Điểm chuẩn các ngành học ở Kinh tế Quốc dân 2023

Điểm chuẩn các ngành học ở Kinh tế Quốc dân 2023
Điểm chuẩn các ngành học ở Kinh tế Quốc dân 2023
Điểm chuẩn các ngành học ở Kinh tế Quốc dân 2023

Điểm chuẩn các ngành học ở Kinh tế Quốc dân 2022

STTMã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩnGhi chú
17310101_1Kinh tế học (ngành Kinh tế)A00
A01
D01
D07
27.45
27310101_2Kinh tế và quản lý đô thị
(ngành Kinh tế)
A00
A01
D01
D07
26.9
37310101_3Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
(ngành Kinh tế)
A00
A01
D01
D07
27.65
47310104Kinh tế đầu tưA00
A01
D01
B00
27.5
57310105Kinh tế phát triểnA00
A01
D01
D07
27.5
67310106Kinh tế quốc tếA00
A01
D01
D07
27.75
77310107Thống kê kinh tếA00
A01
D01
D07
27.2
87310108Toán kinh tếA00
A01
D01
D07
27.15
97320108Quan hệ công chúngA01
D01
C03
C04
28.6
107340101Quản trị kinh doanhA00
A01
D01
D07
27.45
117340115MarketingA00
A01
D01
D07
28
127340116Bất động sảnA00
A01
D01
D07
26.65
137340120Kinh doanh quốc tếA00
A01
D01
D07
28
147340121Kinh doanh thương mạiA00
A01
D01
D07
27.7
157340122Thương mại điện tửA00
A01
D01
D07
28.1
167340201Tài chính – Ngân hàngA00
A01
D01
D07
27.25
177340204Bảo hiểmA00
A01
D01
D07
26.4
187340301Kế toánA00
A01
D01
D07
27.4
197340302Kiểm toánA00
A01
D01
D07
28.15
207340401Khoa học quản lýA00
A01
D01
D07
26.85
217340403Quản lý côngA00
A01
D01
D07
26.6
227340404Quản trị nhân lựcA00
A01
D01
D07
27.45
237340405Hệ thống thông tin quản lýA00
A01
D01
D07
27.5
247340409Quản lý dự ánA00
A01
D01
B00
27.3
257380101LuậtA00
A01
D01
D07
26.3
267380107Luật kinh tếA00
A01
D01
D07
27
277480101Khoa học máy tínhA00
A01
D01
D07
26.7
287480201Công nghệ thông tinA00
A01
D01
D07
27
297510605Logistics và Quản lý chuỗi cung ứngA00
A01
D01
D07
28.2
307620114Kinh doanh nông nghiệpA00
A01
D01
B00
26.1
317620115Kinh tế nông nghiệpA00
A01
D01
B00
26.1
327810103Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hànhA00
A01
D01
D07
26.85
337810201Quản trị khách sạnA00
A01
D01
D07
26.85
347850101Quản lý tài nguyên và môi trườngA00
A01
D01
D07
26.1
357850102Kinh tế tài nguyên thiên nhiênA00
A01
D01
B00
26.1
367850103Quản lý đất đaiA00
A01
D01
D07
26.2
37EBBAQuản trị kinh doanh (E – BBA)A00
A01
D01
D07
26.8
38EP02Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro
(Actuary)
A00
A01
D01
D07
26.4
39EP03Khoa học dữ liệu trong Kinh tế
& Kinh doanh (DSEB)
A00
A01
D01
D07
26.5
40EP04Kế toán tích hợp
chứng chỉ quốc tế (ACT – ICAEW)
A00
A01
D01
D07
26.8
41EP05Kinh doanh số (E – BDB)A00
A01
D01
D07
26.8
42EP06Phân tích kinh doanh (BA)A00
A01
D01
D07
27.2
43EP07Quản trị điều hành thông minh (E-SOM)A01
D01
D07
D10
26.9
44EP08Quản trị chât lượng và Đổi mới (E-MQI)A01
D01
D07
D10
26.45
45EP09Công nghệ tài chính (BFT)A00
A01
D01
D07
26.9
46EP12Kiểm toán tích hợp
chứng chỉ quốc tế (AUD – ICAEW)
A00
A01
D01
D07
27.2
47EP13Kinh tế học tài chính (FE)A00
A01
D01
D07
26.5
48EPMPQuản lý công và Chính sách (E – PMP)A00
A01
D01
D07
26.1
497220201Ngôn ngữ AnhA01
D01
D09
D10
35.85Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
50EP01Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE)A01
D01
D07
D09
34.9Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
51EP10Đầu tư tài chính (BFI)A01
D01
D07
D10
36.25Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
52EP11Quản trị khách sạn quốc tế (HME)A01
D01
D09
D10
34.6Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
53EP14Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
tích hợp chứng chỉ quốc tế (LSIC)
A01
D01
D07
D10
36.25Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
54POHE1POHE – Quản trị khách sạnA00
A01
D07
D09
35.35Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
55POHE2POHE – Quản trị lữ hànhA00
A01
D07
D09
34.8Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
56POHE3POHE – Truyền thông MarketingA00
A01
D07
D09
38.15Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
57POHE4POHE – Luật kinh doanhA00
A01
D07
D09
35.5Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
58POHE5POHE – Quản trị kinh doanh thương mạiA00
A01
D07
D09
36.95Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
59POHE6POHE – Quản trị thị trườngA00
A01
D07
D09
35Chương trình Tiếng Anh hệ số 2
60POHE7POHE – Thẩm định giáA00
A01
D07
D09
35Chương trình Tiếng Anh hệ số 2

Xem thêm:

Học phí trường ĐH Kinh tế quốc dân 2023-2024

Năm 2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với tổng 6200 chỉ tiêu đại học chính quy theo đề án tuyển sinh của trường. Trong đó, 25% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, 73% chỉ tiêu dành cho các phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường, 2% chỉ tiêu còn lại dành cho xét tuyển thẳng.

Về mức học phí các chương trình đào tạo tại trường như sau:

  • Chương trình đại trà là 22.000.000 đồng/năm
  • Chương trình chất lượng cao là 42.000.000 đồng/năm
  • Chương trình tiên tiến là 65.000.000 đồng/năm

Về học phí của trường năm học 2023 – 2024 dành cho các khoá đào tạo như sau:

  • Đối với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K59 trở về trước: mức học phí dao động từ 1.055.000 – 3.50.000 đồng//tháng, tương đương với mức 10.550.000 – 35.000.000 đồng/năm học (10 tháng).
  • Đối với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K60, K61, K62, K63, K64: mức học phí dao động từ 1.500.000 – 3.500.000 đồng/tháng, tương đương mức từ 15.000.000 – 35.000.000 đồng/năm học (10 tháng).
  • Đối với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K65 (xét tuyển năm 2023): mức học phí là 2.000.000 đồng/tháng, tương đương với mức học phí 20.000.000 đồng/năm học (10 tháng).

-> Nhìn chung, mức học phí của trường khá cao so với mặt bằng chung. Mức học phí có thể dao động tùy vào từng ngành học và số tín chỉ đăng ký.

Một số lưu ý khi chọn ngành học ở Kinh tế Quốc dân

Có thể thấy, nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân luôn là câu hỏi mà các bạn thường băn khoăn. Để chọn được ngành học phù hợp, các bạn cần xây dựng kế hoạch từ những năm đầu cấp 3 và cần lưu ý một số vấn đề sau nhé:

Sở thích của bản thân

Đứng trước câu hỏi nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân, các bạn cần tự xem xét bản thân, sở trường, tài năng hay đam mê gì. Bởi, đây chính là tiền đề để các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp. Dù cho có gặp khó khăn, thử thách gì đi nữa thì niềm đam mê chính là bước tiến trên con đường sự nghiệp.

Năng lực của bản thân

Mỗi người trong chúng ta sẽ có những điểm mạnh khác nhau. Để đóng góp cho xã hội, gây dựng thành công thì bạn cần phát huy điểm mạnh của mình.

Nếu các bạn vẫn chưa thể xác định được năng lực hiện tại của bản thân, hãy khám phá và tích cực trải nghiệm thêm nhiều hoạt động hơn. Để bản thân được tự tin và nhất định, các bạn sẽ tìm ra được ưu điểm của mình để phát triển nó hoàn thiện.

Một số lưu ý khi chọn ngành học ở Kinh tế Quốc dân
Một số lưu ý khi chọn ngành học ở Kinh tế Quốc dân

Nhu cầu của xã hội

Nhu cầu của xã hội là một trong những điều kiện quan trọng mà bạn cần lưu ý khi trả lời cầu hỏi nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân. Các bạn cần xác định, nghiên cứu xem cơ hội việc làm ngành nghề mà mình muốn học có rộng mở trong tương lai không. Bởi khi xã hội cần thì các bạn mới dễ dàng xin việc làm và phát triển sự nghiệp.

Hy vọng bài viết tư vấn bên trên sẽ giúp bạn giải đáp nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân. Hãy nhớ kỹ những lưu ý mà Khoa Quốc Tế chia sẻ để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại chuyên mục Hướng nghiệp để có thêm thông tin bổ ích nhé!

Bình luận

Bài viết liên quan: