Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào? Danh sách các trường đào tạo tốt nhất

Banner back to school tháng 7

Ngành kinh doanh quốc tế đang ngày càng trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người muốn theo đuổi con đường học tập. Vậy ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào? Học trường nào và cơ hội việc làm của ngành kinh doanh quốc tế như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ Khoa Quốc Tế để có được những thông tin chính xác và hữu ích nhé!

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) hay còn gọi là Quản trị Kinh doanh Quốc tế, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy sự kết nối và giao thương giữa các quốc gia trên toàn thế giới. 

Đây là lĩnh vực thực hiện hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại, và chuyển giao tài nguyên, dịch vụ, ý tưởng, con người và công nghệ qua biên giới quốc gia, nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh tế.

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Ngành kinh doanh quốc tế là gì? – Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao. Chính vì vậy, ngành này không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, mà còn thúc đẩy quá trình chia sẻ kiến thức, văn hóa, và công nghệ giữa các quốc gia khác nhau. 

Chuyển giao tài nguyên và công nghệ tiên tiến cũng là một phần quan trọng. Nhờ sự kết hợp giữa tài nguyên và công nghệ, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất sản xuất và sáng tạo.

Ngành kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp cho người học những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và đồng thời mở rộ cửa cho kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh quốc tế. 

Những kiến thức này bao gồm đầu tư quốc tế, quản lý logistic và vận tải trên quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, cũng như hoạch định chiến lược toàn diện cho hoạt động kinh doanh quốc tế. 

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Mã ngành kinh doanh quốc tế là 7340120. Để xét tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây:

KhốiTổ hợp môn
A00Toán, Lý, Hóa
A01Toán, Lý, Anh
A04Toán, Lý, Địa
A09Toán, Địa, GDCD
B00Toán, Hóa, Sinh
C00Văn, Sử, Địa
C01Toán, Lý, Văn
C02Văn, Toán, Hóa
C04Văn, Toán, Địa
C14Văn, Toán, GDCD
D01Văn, Toán, Anh
D03Văn, Toán, tiếng Pháp
D07Toán, Hóa, Anh
D09Toán, Sử, Anh
D10Toán, Địa, Anh
D15Văn, Địa, Anh
D90Toán, KHTN, Anh
D96Toán, KHXH, Anh

Như vậy, có rất nhiều khối thi giúp bạn có thể lựa chọn để xét tuyển vào ngành kinh doanh quốc tế. Danh sách các tổ hợp khối thi phía trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Những tố chất cần thiết khi theo học ngành kinh doanh quốc tế

Để vượt qua thách thức và đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế – nơi sự đa dạng và biến đổi liên tục, bạn cần có các tố chất và kỹ năng sau:

  • Khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ: Giúp bạn tạo cầu nối giao dịch và tương tác tốt hơn với đối tác và khách hàng từ các quốc gia khác nhau.
  • Hiểu biết về văn hóa khác: Giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen, tập tục và giá trị tại các thị trường khác nhau, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh tốt hơn.
  • Linh hoạt và thích ứng với môi trường mới: Giúp bạn vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp bạn duy trì sự linh hoạt và hiệu quả khi gặp những tình huống phức tạp trong quá trình kinh doanh.
  • Kiến thức về kinh tế và tài chính: Giúp bạn có quản lý tài chính và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng lúc nếu bạn hiểu biết về các nguyên tắc kinh tế và tài chính.

Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Đối với ngành kinh doanh quốc tế:

  • Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị. Ngành này chuyên sâu vào hoạch định và triển khai các hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư quốc tế của doanh nghiệp
  • Tập trung vào việc quản lý các chuỗi cung ứng, hoạt động Logistics, các nghiệp vụ vận tải bằng đường sắt, đường biển, đường hàng không, bảo hiểm hàng hoá…
  • Bên cạnh đó còn đảm nhiệm vai trò quản lý những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: Marketing, quản trị bán hàng, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), thực hiện các nghiệp vụ tài chính (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế),…

Đối với ngành Kinh tế quốc tế:

  • Với tính chất vĩ mô hơn, ngành kinh tế quốc tế tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại và tài chính quốc tế.
  • Kinh tế quốc tế chuyên sâu về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu.
  • Nghiên cứu đặc điểm phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế.

Ngành kinh doanh quốc tế học trường nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào thì việc chọn lựa ngôi trường phù hợp cũng được các bạn quan tâm. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh quốc tế.

Các trường đào tạo kinh doanh quốc tế khu vực miền Bắc

  • Đại học Ngoại thương 
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Thương mại 
  • Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương – Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Các trường đào tạo kinh doanh quốc tế khu vực miền Trung

  • Đại học Đông Á – Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Phan Thiết
Đại học Đông Á
Đại học Đông Á –  Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Các trường đào tạo kinh doanh quốc tế khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP HCM
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM 
  • Đại học FPT TP. HCM 
  • Đại học Mở TP. HCM 
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng – Ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Xem thêm

Học ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, ngành Kinh doanh quốc tế hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng. Dưới đây là một số công việc của ngành này:

  • Quản lý xuất nhập khẩu: Giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra một cách hiệu quả, tuân thủ các quy định và quy trình thương mại quốc tế.
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế: Tìm kiếm và tận dụng cơ hội kinh doanh mới trên thị trường quốc tế, có khả năng phân tích thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
  • Chuyên viên tư vấn thương mại quốc tế: Thực hiện việc cung cấp tư vấn về các khía cạnh pháp lý, thuế và quy định thương mại khi doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế.
  • Quản lý dự án quốc tế: Đảm nhiệm quản lý và điều hành các dự án quốc tế của doanh nghiệp, có khả năng liên kết và làm việc chặt chẽ giữa các nhóm làm việc tại các quốc gia khác nhau để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ.
  • Nhân viên marketing quốc tế: Phải hiểu sâu về các thị trường nước ngoài và thiết kế chiến lược marketing phù hợp để thu hút và duy trì sự quan tâm từ phía người mua.
  • Giảng dạy và nghiên cứu: Đảm nhận vai trò giảng dạy, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng.
Học ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Học ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế

Việc hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra đồng nghĩa với cơ hội việc làm ngành kinh doanh quốc tế tại Việt Nam cũng đa dạng. Các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước đang tìm kiếm những ứng viên có kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trên thị trường toàn cầu.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ cũng tạo ra nhiều cơ hội cho những người làm việc trong lĩnh vực này. Với sự lựa chọn đa dạng về công việc, mức lương cũng thể hiện sự chênh lệch tùy theo nhiều yếu tố.

Mức lương có thể phụ thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, vị trí chức vụ như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý hay giám đốc, và cả doanh nghiệp có hoạt động trong nước hay quốc tế.

Theo báo cáo từ các website tuyển dụng, mức lương trung bình của những người làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế tại Việt Nam dao động từ 10 đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Đối với những vị trí cấp cao hơn, mức lương có thể cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, mức lương cũng phụ thuộc vào sự chuyên môn, hiệu suất làm việc và đóng góp thực sự của mỗi người trong việc phát triển kinh doanh quốc tế.

Qua bài viết trên, Khoa Quốc Tế đã cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về ngành kinh doanh quốc tế thi khối nào và những khía cạnh liên quan đến ngành này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại giá trị và giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hành trình chuẩn bị đến cánh cửa Đại học. Nếu bạn vẫn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại thông tin ở phần bình luận nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể học thêm nhiều kiến thức du học tại website Du học Đăng Huy nhé!

Banner launching Moore

Bình luận

Bài viết liên quan: