Ngành khoa học dữ liệu là gì? Hiểu rõ về ngành học HOT nhất hiện nay

Banner giảm 40% học phí

Trong thời đại số hóa, ngành khoa học dữ liệu nhanh chóng trở thành một trong những ngành học hấp dẫn, đầy tiềm năng và có sức hút lớn đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về ngành này và những gì mà nó đem lại. Trong bài viết này, hãy cùng Khoa Quốc Tế khám phá sâu hơn để biết Ngành khoa học dữ liệu là gì?

Ngành khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu (Data science) là ngành khoa học về việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động. Ngành Khoa học dữ liệu bao gồm ba phần chính là tạo và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và áp dụng kết quả phân tích thành các hành động giá trị.

Việc phân tích và sử dụng dữ liệu được xây dựng dựa vào ba nguồn tri thức chính: toán học (thống kê toán học – Mathematical Statistics), công nghệ thông tin (máy học – Machine Learning) và tri thức lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Khoa học dữ liệu là một ngành học lớn và có các phân cấp nhỏ hơn để giải quyết các vấn đề cụ thể và chi tiết trong các lĩnh vực khác nhau:

  • Cấp thứ 1 – khai thác dữ liệu (data mining): khoanh vùng và nghiên cứu dữ liệu đầu vào bằng các công nghệ và thuật toán thống kê.
  • Cấp thứ hai – phân tích dữ liệu (data analytics): áp dụng công nghệ phân tích để chuyển đổi dữ liệu được khai thác thành các cụm thông tin cụ thể.
  • Cấp thứ ba – phân tích dữ liệu (data analysis): hệ thống hóa và xây dựng cấu trúc cho thông tin đầu ra của cấp thứ 2. Các thông tin này sẽ được phân tích sâu, kết nối và diễn giải thành thông tin chung, có tính ứng dụng cao.  
Ngành khoa học dữ liệu là gì?
Ngành khoa học dữ liệu là gì?

Dữ liệu lớn (Big Data) đã cách mạng hóa các doanh nghiệp và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cần những kỹ sư trình độ cao về phân tích, xử lý, quản lý và nắm bắt xu hướng trong dữ liệu. Đây là lý do tại sao khoa học dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến và được săn đón.

Ngành khoa học dữ liệu học gì?

Để trở thành một nhà khoa học dữ liệu cần phải có các kỹ năng cần thiết như:  Phân tích (Analytics), Lập trình (Programming), và Kiến thức chuyên ngành (Domain Knowledge). Do đó, nếu bạn theo học  ngành Khoa học dữ liệu, bạn sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như:

  • Thống kê áp dụng (Applied Statistics)
  • Nhập môn Khoa học máy tính (Introduction to Computer Science)
  • Lập trình cùng Python, R hay SQL (Programming with Python/R/SQL)
  • Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
  • Xác suất (Probability) 
  • Khai phá dữ liệu (Data Mining)
Ngành khoa học dữ liệu học gì?
Ngành khoa học dữ liệu học gì?

Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu và học hỏi  thêm các công cụ để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu như: Minitab, Công cụ thống kê – Microsoft Excel, Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu – SQL, Matlab,Công cụ lập trình (programming languages) – Python, R, Công cụ trực quan hóa dữ liệu – Tableau, Hệ thống phân tích thống kê- SAS,…

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Bạn có phù hợp với ngành khoa học dữ liệu không?

Khoa học dữ liệu là lĩnh vực đầy tiềm năng, tuy nhiên để thành công trong ngành này bạn cần phải có một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết bao gồm:

  • Tư duy phản biện: Phải biết cách đưa ra những nhận định công bằng và hiệu quả thông qua phân tích, đặt câu hỏi và đánh giá khách quan vấn đề, cần tập trung vào các khía cạnh quan trọng của vấn đề và tránh các chi tiết không liên quan.
  •  Kỹ năng thuyết trình: Để đồng nghiệp hay những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.hiểu những thông tin kỹ thuật phức tạp thì bạn cần phải có khả năng hùng biện và khả năng kể chuyện để biến chúng thành những câu chuyện đơn giản và dễ hiểu mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
  • Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu: Trực quan hóa dữ liệu là biểu diễn đồ họa của dữ liệu nhằm truyền tải mối quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu. Đây là một phần quan trọng giúp bạn có thể giải thích kết quả và truyền đạt chúng cho đồng nghiệp và khách hàng.
  • Kiến thức về thống kê: Thống kê giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dữ liệu trước khi xử lý dữ liệu và trình bày kết quả. Đồng thời, giúp bạn đưa ra phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Ngành khoa học dữ dữ liệu thi khối nào?

Ngành khoa học dữ liệu xét tuyển với mã ngành: 7480109. Để xét tuyển, bạn có thể tham khảo các khối thi sau: 

Khối ThiMôn Thi 
A00Toán, Vật Lý, Hoá Học
A01Toán, Vật Lý, Anh Văn
C01Toán, Vật lý, Ngữ văn
D01Toán, Văn, tiếng Anh
D07Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Điểm trúng tuyển ngành khoa học dữ liệu dao động từ 15 điểm đến 28 điểm và cũng có thể thay đổi tùy vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học để biết được điểm chuẩn chính xác nhất.

Xem thêm:

Học ngành khoa học dữ liệu sau khi ra trường sẽ làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu, người học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn. Dưới đây là một số lĩnh vực người học có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp: 

  • Nhà Khoa học dữ liệu (Data Scientist): Phân tích, xử lý và lập mô hình dữ liệu sau đó diễn giải các kết quả đưa ra xu hướng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp
  • Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst): Chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn để đảm bảo phù hợp với phân tích mong muốn cho các công ty. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ quá trình ra quyết định bằng cách chuẩn bị báo cáo để truyền đạt hiệu quả các xu hướng và hiểu biết sâu sắc thu thập được từ phân tích của họ giúp các nhà lãnh đạo tổ chức hiểu rõ hơn.
  • Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer): Tạo các kênh dữ liệu và cung cấp các giải pháp phần mềm. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm chạy các bài kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo hiệu suất và chức năng của các hệ thống đó.
  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Xây dựng và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu nhằm tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối với nhau trong tổ chức giúp các nhà khoa học dữ liệu có thể dễ dàng truy cập thông tin hơn.
  • Nhà phát triển Business Intelligence (BI): Các nhà phát triển BI chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển các chiến lược giúp các phòng ban trong doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. 
Học ngành khoa học dữ liệu sau khi ra trường sẽ làm gì?
Học ngành khoa học dữ liệu sau khi ra trường sẽ làm gì?

Có thể thấy rằng, ngành khoa học dữ liệu có nhiều hướng phát triển khác nhau, bao gồm nghiên cứu mang tính học thuật cao và công việc chuyên nghiệp trong các công ty. Với mỗi sự lựa chọn đều mở ra những cơ hội khác nhau và mang đến những giá trị khác nhau nhằm thỏa mãn những đam mê và khả năng khác nhau. 

Mức lương ngành khoa học dữ liệu bao nhiêu?

Theo báo cáo Thị trường nhân lực ngành Công nghệ của Vietnamwork, năm 2021, ngành data science có số lượng đăng tin tuyển dụng tăng 41% và ứng tuyển tăng đột biến 147%. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ dự đoán khoa học dữ liệu sẽ tăng trưởng hơn hầu hết các lĩnh vực khác từ nay đến năm 2029. Những người làm việc trong ngành khoa học dữ liệu có thể thu nhập lên tới 200.000 USD/ năm.

Cụ thể về mức thu nhập của một số ngành khoa học dữ liệu được ghi nhận tại tháng 8/2022 như sau:

Quốc giaMức lương
Việt Nam2.049.260.000 VNĐ/năm
Mỹ$ 141.577/năm ~ 3.313.609.685 VNĐ/năm
Anh$ 85,623/năm ~ 2.003.936 VNĐ/năm
Úc$ 108.160/năm ~ 2.531.484.800 VNĐ/năm
Singapore$ 87.430/năm ~ 2.046.299.150 VNĐ/năm

Những ngành học tương đồng với ngành khoa học dữ liệu

Bên cạnh ngành khoa học dữ liệu, vẫn có một số ngành học đang thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Những ngành học này không chỉ cung cấp kiến thức quý báu mà còn mở ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp.

Khoa học máy tính

Khoa học Máy tính (Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người.

Người học có thể nghiên cứu về thiết kế, phát triển và phân tích phần mềm hay phần cứng được sử dụng để giải quyết những vấn đề khác nhau. Chúng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, xã hội, môi trường, khoa học,…

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin  (Information Systems – IS) là một ngành nằm ở giao điểm giữa công nghệ, kinh doanh và quản lý. Nó liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai, hỗ trợ và quản lý các hệ thống thông tin mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập, lưu trữ, truy cập và phân phối thông tin.

Bên cạnh phần mềm, phần cứng máy tính, hệ thống thông tin còn bao gồm cả người sử dụng, dữ liệu, quy trình và quy định cũng như cách thức mà những yếu tố này tương tác với nhau.

Người học có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý;… nhằm cung cấp các căn cứ khoa học, đề xuất các phương án tối ưu trong việc quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh.

Trí tuệ nhân tạo 

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là lĩnh vực trong khoa học máy tính nhằm tạo ra các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự học, tự hiểu, và tự đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. 

Mục đích của AI là tạo ra các máy tính hoặc chương trình có khả năng học hỏi, tư duy, tự động thực hiện các nhiệm vụ phức tạp mà trước đây chỉ có con người mới có thể thực hiện.

Điều này giúp con người giải quyết các vấn đề phức tạp trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, kinh tế, giáo dục đến cả công nghiệp, nông nghiệp và quân sự.

Các trường đào tạo ngành khoa học dữ liệu

Khoa học dữ liệu đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn và đầy tiềm năng.  Dưới đây là một số thông tin về các trường đào tạo ngành khoa học dữ liệu.

Các trường đào tạo ngành khoa học dữ liệu ở Việt Nam

Một số trường tại Việt Nam có chương trình đào tạo tốt về khoa học dữ liệu:

Tên trườngMã ngànhĐiểm chuẩnKhối ngành xét tuyển
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiIT – E10X28,04A00, A01
Đại học Kinh tế quốc dânEP0326,95A00, A01, D01, D07
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà NộiQHT9325,2A00, A01, D07, D08
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội748010927.3A00, A01
Đại học Công nghệ thông tin TP. HCM748010926.65A00, A01, D01, D07
Đại học Kinh tế TP. HCM748010926.0A00, A01, D01, D07
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM748010924.0A00, A01
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM748010926,85A00, A01, B08, D07
Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ748010920.5A00, A01, C01, D01
Đại học Kinh tế tài chính TP. HCM748010919.0A00, A01, D01, C01

Các trường đào tạo ngành khoa học dữ liệu trên thế giới

Du học ngành Khoa học dữ liệu tạo cơ hội cho bạn được tiếp xúc với nền giáo dục hàng đầu và các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành. Dưới đây là các trường uy tín chuyên đào tạo ngành khoa học dữ liệu. Nếu bạn có điều kiện về tài chính và có mong muốn đi du học thì đừng nên bỏ qua cơ hội nhé!

TrườngĐiều kiện xét tuyểnThời gian họcHọc phí
Đại học CaliforniaĐạt chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS >= 6.5, TOEFL iBT >= 80 hoặc TOEFL PBT >= 55
Thư giới thiệu
Bài việt giới thiệu bản thân
4 nămTrong tiểu bang là 14,361 USD
Ngoài tiểu bang là 144,115 USD
Viện Công nghệ MassachusettsHọc bạ trường cấp 3.Điểm tốt nghiệp GPA >= 4.17
Điểm SAT đạt >= 1535 điểmĐiểm ACT đạt >= 35 điểm
Chứng chỉ ngoại ngữ:IELTS: tối thiểu 7.0TOEFL: tối thiểu 90
Bài viết giới thiệu bản thân
Thư giới thiệu từ giáo viên (nếu có)
4 năm 1 thángTrung bình khoảng 58,878 USD
Đại học StanfordĐiểm GPA đạt >= 3.75 (tương đương 8.0 đến 9.0 điểm tại Việt Nam)
Điểm SAT đạt >= 1950 điểm
Chứng chỉ ngoại ngữ:TOEFL: tối thiểu 90, IELTS: tối thiểu 7.0
Bài viết giới thiệu bản thân.
4 năm 1 thángTrung bình khoảng 56,169 USD
Đại học Oxford Mức điểm A-level gần như tuyệt đối (AAA)
Chứng chỉ ngoại ngữ: IELTS: tối thiểu 7.0 (trong đó điểm thành phần tối thiểu là 7)
Bài viết giới thiệu bản thân
Khoảng 4 nămDao động từ 26.770 – 37.510 Bảng Anh
Đại học CambridgeMức điểm A-level gần như tuyệt đối (AAA)
Chứng chỉ ngoại ngữ: IELTS: tối thiểu 7.0
Bài viết giới thiệu bản thân
Vòng phỏng vấn của nhà trường
4 nămDao động từ 15.000 – 36.000 Bảng Anh

Qua những thông tin vừa cung cấp, Khoa Quốc tế đã giúp bạn giải đáp thắc mắcNgành khoa học dữ liệu là gì?”. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong việc định hướng nghề nghiệp. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin để được giải đáp nhanh nhất nhé! 

Bình luận

Bài viết liên quan: