Biotechnology là gì? Các cơ hội việc làm hot nhất bạn nên biết 2023

Banner giảm 40% học phí

Ngành Biotechnology là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm, đặc biệt với những bạn yêu thích các môn tự nhiên và có niềm đam mê nghiên cứu. Do đó, bài viết sau sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn có thêm thông tin trước quyết định lựa chọn ngành học quan trọng của mình nhé!

Biotechnology là gì? 

Biotechnology là cụm từ được cấu thành giữa từ Biology (sinh học) và Technology (công nghệ). Vì vậy có thể hiểu ngành biotechnology là ngành công nghệ sinh học, được nghiên cứu trên hệ thống các vi sinh vật sống nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên sinh học. 

Biotechnology là gì
Biotechnology là gì

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, ngành biotechnology là ngành chuyên về nghiên cứu và sử dụng những sinh vật sống, kết hợp với những quy trình khác nhau để tạo ra cá thế mới. Với mục đích chính là tạo ra những sản phẩm công nghệ dựa vào sinh học phục vụ cho đời sống của con người. 

Các sản phẩm từ công nghệ sinh học rất đa dạng như: thuốc, thức ăn, hoá chất dùng trong công nghiệp, lai tạo vật nuôi hay các cây trồng,…  vừa đạt được lợi ích kinh tế mà vẫn có thể bảo vệ tốt môi trường.

Hiện nay ngành Biotechnology được xem là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh và tiềm năng rất lớn trong tương lai. Do đó, cơ hội việc làm trong ngành biotechnology vô cùng rộng mở cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực biotechnology.

Cơ hội việc làm sao khi tốt nghiệp ngành Biotechnology là gì?

Ngành Biotechnology chỉ mới thực sự có những bước tiến rõ rệt trong vài năm trở lại đây. Mặc dù đây là ngành đã có mặt ở nước ta khá lâu trước đây.

Đây cũng là một trong những lý do khiến những sinh viên đang học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực này cảm thấy lo lắng khi không biết có cơ hội việc làm sau khi ra trường hay không?

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Cơ hội việc làm sao khi tốt nghiệp ngành Biotechnology là gì
Cơ hội việc làm sao khi tốt nghiệp ngành – Biotechnology là gì

Theo các chuyên gia đánh giá, ngành công nghiệp Biotechnology là một trong các ngành kinh tế của tương lai. Bởi vì, hiện trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề báo động hiện nay. Vì vậy những sản phẩm được sản xuất từ công nghệ sinh học là điều cần thiết hiện nay. 

Do đó, nước ta đang xem Biotechnology là một trong những ngành kinh tế chiến lược đầu tư phát triển hiện nay. 

Từ đó có thể thấy rằng, chỉ trong vòng vài năm tới đây, nhu cầu về nguồn nhân lực ở lĩnh vực biotechnology sẽ lên tới hàng chục nghìn người.

Hơn nữa, công nghệ có tính ứng dụng đang ngày càng được đón nhận một cách nồng nhiệt. Nên chắc chắn rằng, các bạn không cần lo ngại về vấn đề thiếu việc làm sau khi ra trường.

Chuyên gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm

Trở thành chuyên gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm là gợi ý đầu tiên cho những bạn đang thắc mắc cơ hội công việc sau khi ra trường ngành Biotechnology là gì?

Chuyên gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm
Chuyên gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm – Biotechnology là gì?

Biotechnology – Công nghệ sinh học là ngành liên quan đến việc tìm tòi và nghiên cứu phát triển các tế bào, vi sinh vật dựa trên điều kiện môi trường. Do đó, đây là vị trí công việc thường được các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp. 

Nếu bạn là người đam mê nghiên cứu và có mong muốn làm tại vị trí này cũng như có thể phát triển ra nhiều sản phẩm công nghệ sinh học thì bạn cần có kiến thức chuyên ngành vững, đang là nghiên cứu sinh và có các công trình nghiên cứu.

Kỹ sư thực phẩm, nông sản

Đối với vị trí kỹ sư thực phẩm, nông sản thì công việc của họ là tiến hành kiểm định chất lượng trong các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản. 

Kỹ sư thực phẩm, nông sản
Kỹ sư thực phẩm, nông sản – Biotechnology là gì?

Tính chất công việc này rất quan trọng. Vì những kỹ sư cần phải phân tích các kĩ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất đã đúng quy trình hay chưa, có đảm bảo giữ nguyên được chất lượng hay không?

Do đó, yêu cầu công việc đòi hỏi bạn phải là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.

Giảng dạy chuyên ngành công nghệ sinh học, sinh học nói chung

Nếu bạn là người yêu thích một công việc ổn định thì trở thành giảng viên chuyên ngành công nghệ sinh học tại các trường cao đẳng hay đại học sẽ rất phù hợp với bạn.

Ở vị trí này, tính chất công việc cần có là bạn cần phải có nguồn kiến thức vững chắc. Bởi giảng viên sẽ ít áp lực về việc phát triển sản phẩm từ các doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn còn có thêm nhiều thời gian nghiên cứu và tích luỹ các kiến thức chuyên ngành sâu hơn.

Làm việc tại phòng R&D của các doanh nghiệp

Một lựa chọn cho các bạn đang tìm hiểu công việc ngành biotechnology là gì? Thì trở thành nhân viên làm việc tại phòng R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) tại các doanh nghiệp chuyên về sản xuất nông sản, thực phẩm, phân bón, cây trồng… cũng là vị trí mà bạn đáng lưu tâm.

Đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những bạn có đam mê về sinh học, muốn ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu và đặc biệt là muốn làm việc trong môi trường có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân.

Xem thêm:

Kinh doanh sản phẩm hoá chất, thiết bị vật tư sinh học

Vị trí công việc này sẽ khá phù hợp với những bạn vừa có đam mê sinh học đồng thời cũng yêu thích việc kinh doanh. Nếu bạn có đủ khả năng và nguồn vốn sẵn có thì việc tự mình kinh doanh các thiết bị vật tư sinh học là điều mà bạn có thể thực hiện được. 

Kinh doanh sản phẩm hoá chất, thiết bị vật tư sinh học
Kinh doanh sản phẩm hoá chất, thiết bị vật tư sinh học – Biotechnology là gì?

Bởi bạn là người đã có chuyên môn, kiến thức vững chắc, vì vậy, bạn sẽ biết được những sản phẩm nào có thể phù hợp với người tiêu dùng. Song song đó, bạn cũng có thể giúp người tiêu dùng tư vấn những mặt hàng ứng dụng tốt trong đời sống.

Mức lương ngành Biotechnology có cao không?

Sau khi tìm hiểu được các công việc mà sinh viên có thể làm sau khi ra trường trong ngành Biotechnology là gì? Thì hẳn các bạn cũng sẽ thắc mắc, liệu mức lương tại các vị trí ngành biotechnology có cao không? Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề trong phần nội dung tiếp theo nhé!

Mức lương ngành công nghệ sinh học sẽ quyết định dựa trên các yếu tố khác nhau như tuỳ vị trí làm việc, kiến thức chuyên môn và trình độ làm việc như thế nào.

Thông thường đối với các cử nhân chưa có kinh nghiệm, mức lương của ngành trung bình khoảng 8.000.000 VNĐ/tháng.

Đối với người đã có kinh nghiệm thì mức lương sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của từng người và tuỳ vào từng vị trí. Nếu bạn có cơ hội trở thành nghiên cứu viên hoặc chuyên viên và có kinh nghiệm từ 1-2 năm thì sẽ có mức thu nhập tính theo hệ số cơ bản. Và các bạn sẽ được làm việc tại Viện nghiên cứu và các cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những bạn làm nhân viên kinh doanh hay giám đốc sản xuất sẽ có mức thu nhập tốt hơn. Mức lương trung bình sẽ từ 10.000.000 VNĐ/tháng. Nếu làm ở các chức vụ cao hơn, bạn sẽ nhận mức lương tốt hơn.

Đối với kỹ sư công nghệ sinh học sẽ có mức lương khá ổn định, dao động từ khoảng 12.000.000- 20.000.000 VNĐ/tháng, và cũng tuỳ vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mỗi người. Thêm vào đó, kỹ sư công nghệ sinh học còn được nhận các khoản phúc lợi từ công ty cũng như các khoản phụ cấp khác theo luật đang hiện hành.

Như vậy, trên đây là tổng hợp mức lương trung bình của từng vị trí trong ngành biotechnology mà bạn có thể tham khảo.

Ngành Biotechnology nên học trường nào tốt nhất tại Việt Nam? 

Sau khi tìm hiểu những thông tin chi tiết về ngành biotechnology là gì cũng như thấy được những tiềm năng phát triển trong ngành này. Vì vậy nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này thì bạn nên theo học ngành biotechnology tại ngôi trường nào là tốt nhất tại Việt Nam?

Sau đây sẽ là tổng hợp một số trường đại học đào tạo ngành biotechnology có chất lượng tốt mà bạn có thể tham khảo:

Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội - Biotechnology là gi
Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội – Biotechnology là gì
  • Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội
  • Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Hutech
  • Học viện Nông nghiệp
  • ….

Khối thi xét tuyển ngành Biotechnology là gì?

Đặc điểm của ngành biotechnology sẽ liên quan đến sinh học và hoá học, một số khối xét tuyển nổi bật của ngành như khối B: Toán – Hóa – Sinh, khối C08: Toán-Văn – Sinh hay khối A: Toán-Lý -Hoá, v.v. Mức điểm trung bình xét tuyển của ngành thường dao động trong khoảng từ 18 – 21 điểm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về ngành biotechnology là gì? Các bạn cũng có thêm nguồn thông tin hữu ích về ngành cũng như biết cách chinh phục ngành công nghệ sinh học – biotechnology nếu bạn có đam mê về nghiên cứu công nghệ và sinh học. Mong rằng những thông tin mà Khoa Quốc Tế mang đến cho bạn sẽ thật sự hữu ích.

Bình luận

Bài viết liên quan: