Mức lương ngành kinh tế đối ngoại và triển vọng nghề nghiệp 2023

Banner back to school tháng 7

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển không ngừng, ngành kinh tế đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vì thế, ngành học này đang trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn và thu hút nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ.

So với các nhóm ngành kinh tế khác, đây là ngành có mức thu nhập khá cao. Vậy mức lương ngành kinh tế đối ngoại như thế nào? Cùng Khoa Quốc Tế giải đáp thắc mắc ngay sau đây bạn nhé!

Ngành kinh tế đối ngoại là gì?

Ngành kinh tế đối ngoại (International Economics) là ngành học nghiên cứu về những hoạt động trao đổi và giao thương kinh tế giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.

Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Cụ thể hơn, ngành học này chủ yếu tập trung nghiên cứu về những vấn đề kinh tế cũng như chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Ngành kinh tế đối ngoại là gì? – Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

Hiện nay, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 lĩnh vực là kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Sự khác biệt giữa 2 lĩnh vực này chính là ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có hàm lượng kiến thức về kinh tế sẽ nhiều hơn so với kinh doanh quốc tế. Và ngành Kinh doanh quốc tế thi hàm lượng kiến thức xoay quanh về kinh doanh.

Những điều học được trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại

Bên cạnh việc thắc mắc về mức lương ngành kinh tế đối ngoại bao nhiêu thì nhiều bạn còn thắc mắc về chương trình học như thế nào. Trọng tâm chuyên ngành học này là tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những hoạt động giao thương kinh tế giữa các quốc gia. Vì thế bạn sẽ được học các môn như:

  • Toán cao cấp
  • Kinh tế vi mô và vĩ mô
  • Kinh tế lượng
  • Tài chính và tiền tệ
  • Thanh toán quốc tế
  • Quan hệ kinh tế quốc tế
  • Đầu tư nước ngoài
  • Giao dịch thương mại quốc tế
  • Tài chính và thanh toán quốc tế
  • Đàm phán giữa các quốc gia để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
  • Các vấn đề về quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
  • Năng lực ngoại ngữ để dễ dàng tiếp thu kiến thức và nghiên cứu

Ngoài các môn học bắt buộc, bạn cũng có thể chọn học các môn tự chọn khác như:

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • Sở hữu trí tuệ
  • Thị trường chứng khoán
  • Thuế và hệ thống thuế
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Kinh doanh quốc tế
Những điều học được trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
Những điều học được trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại – Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

Ngành kinh tế đối ngoại thi khối nào?

Mã xét tuyển ngành kinh tế đối ngoại là 7310106. Để xét tuyển, bạn có thể tham khảo các khối thi sau: 

Khối thiTổ hợp môn
A00Toán, Vật lí, Hóa học
A01Toán, Vật lí, Tiếng Anh
D01Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
D03Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
D04Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
D06Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D07Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Ngành kinh tế đối ngoại học trường nào?

Ngoài việc tìm hiểu về mức lương ngành kinh tế đối ngoại thì việc chọn một ngôi trường phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân cũng là điều mà các bạn quan tâm. Có rất nhiều trường ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể tham khảo một số trường đại học như:

Tên trườngKhối xét tuyển
Đại học Ngoại thương (Hà Nội)A00, A01, A02, D02, D03, D04, D06, D07
Đại học Kinh tế Quốc dânA00, A01, D01
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)A01, D01, D09, D10
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCMA00, A01, C00, D01
Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)A01, D01, D01, D07

Xem thêm:

Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại sẽ có sự khác nhau điều này phụ thuộc vào công việc cụ thể mà bạn chọn. Sau khi tốt nghiệp ngành này, tùy vào sở thích và năng lực bạn sẽ có nhiều hướng đi cho sự nghiệp. Dưới đây là một số công việc trong lĩnh vực này bạn có thể tham khảo:

Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại
Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại – Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy

Bạn có thể tham gia vào việc nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến  kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, cao đẳng và trung tâm tư nhân.

Chuyên viên hoạch định chính sách

Bạn sẽ thực hiện việc hoạch định chính sách và chiến lược để định hướng và đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh quốc tế.  Bạn sẽ được làm việc tại các bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các tổ chức và các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế.

Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Bạn sẽ đảm nhiệm việc xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm và thủ tục hải quan….đảm bảo hợp đồng được diễn ra đúng tiến độ.

Chuyên viên phòng kinh doanh

Bạn sẽ chịu trách nhiệm thương lượng và đàm phán với đối tác quốc tế. Công việc này đòi hỏi khả năng giao tiếp, đàm phán và hiểu biết sâu về thị trường quốc tế.

Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc đem về nguồn doanh thu cho doanh nghiệp, thức đẩy hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bạn cần có kỹ năng thuyết phục và hiểu biết về thị trường để đạt được hiệu quả trong công việc và xây dựng mối quan hệ với đối tác nước ngoài.

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

So với các ngành nghề liên quan đến kinh tế khác thì mức lương ngành kinh tế đối ngoại hiện nay được xem là khá cao và hấp dẫn. Tuy nhiên, tùy vào khả năng, kinh nghiệm và vị trí công việc mà sẽ có các mức lương khác nhau. Vậy cụ thể mức lương ngành kinh tế đối ngoại như thế nào?

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại
Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

Mức lương của ngành kinh tế đối ngoại

Theo thống kê của timviec.com, so với các ngành nghề liên quan đến kinh tế khác thì mức lương ngành kinh tế đối ngoại hiện nay được xem là khá cao và hấp dẫn.

  • Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc sẽ có mức lương từ 6 – 8 triệu/tháng.
  • Đối với người có năng lực và kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì sẽ có mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu/tháng.
  • Đối với cấp quản lý mức lương sẽ dao động từ 15 – 20 triệu/tháng.

Theo thống kê của joboko.com, nhân sự của ngành kinh tế đối ngoại có mức lương khá cao. Cụ thể như sau:

  • Đối với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Đối với nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc sẽ nhận từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực.
  • Đối với cấp Quản lý, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại mức lương sẽ từ 15 – 20 triệu/tháng.

Làm thế nào để có mức lương cao trong ngành kinh tế đối ngoại?

Mức lương ngành kinh doanh quốc tế khá hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về lĩnh vực này. Và mức lương có thể tăng cao hơn nữa nếu bạn có năng lực, trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Vậy làm thế nào để đạt được mức lương cao như mong muốn?

Học tập và phát triển kiến thức chuyên môn: Bạn cần có kiến thức vững vàng về ngành học này, thường xuyên theo dõi xu hướng mới, nghiên cứu về thị trường quốc tế để hiểu rõ hơn về kinh tế toàn cầu và nắm bắt được nhiều cơ hội.

Phát triển kỹ năng mềm: Bạn nên trau dồi, phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, đàm phán và thương lượng,… điều này sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao trong công việc.

Học ngoại ngữ: Đây là yếu tố quan trọng trong công việc đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ngoài tiếng Anh, bạn nên học thêm 1-2 ngôn ngữ khác thậm chí có thể học nhiều hơn nếu có khả năng. Việc bạn biết nhiều ngôn ngữ mang lại nhiều cơ hội trong công việc và đem lại mức lương hấp dẫn.

Trên đây là thông tin về mức lương ngành kinh tế đối ngoại. Hãy nỗ lực và cố gắng nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia về kinh tế đối ngoại với mức lương hấp dẫn. Qua những chia sẻ này, Khoa Quốc Tế hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp. Chúc bạn thành công! 

Banner launching Moore

Bình luận

Bài viết liên quan: