Công nghệ thông tin gồm những ngành nào? Top 8 chuyên ngành nên học

Banner học bổng hè 26 triệu

Công nghệ thông tin đang là xu hướng phát triển của tương lai và được nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn khá lúng túng khi chọn ngành học này bởi công nghệ thông tin được chia thành nhiều mảng, nhiều nhóm ngành khác nhau. 

Chính vì vậy, bài viết này Khoa Quốc Tế sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc công nghệ thông tin gồm những ngành nào cũng như những điểm thú vị của từng mảng.

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một trong những ngành thiên về khoa học kỹ thuật, trong đó sử dụng máy tính, phần mềm máy tính kết hợp cùng hệ thống mạng Internet để thực hiện các nhiệm vụ về lưu trữ, thu thập, xử lý, bảo vệ, trao đổi, sử dụng và khai thác các thông tin, dữ liệu. 

Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là gì? – Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Công nghệ thông tin bao gồm nhiều khía cạnh như phần mềm, phần cứng, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính, tư duy tính toán, và nhiều lĩnh vực khác.

Hiện nay, công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi, đóng góp vào việc thực hiện các chiến lược kinh doanh, bao gồm: quá trình tự động hóa kinh doanh, cung cấp thông tin, thiết lập kết nối với khách hàng và sử dụng các công cụ sản xuất.

Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Có thể thấy, công nghệ thông tin tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng to lớn, đòi hỏi bạn phải đào sâu và tìm hiểu. Vì vậy, việc hiểu rõ công nghệ thông tin gồm những ngành nào đóng vai trò quan trọng trong bước khởi đầu, giúp bạn không “lạc lối” trên hành trình tìm kiếm và khám phá thế giới công nghệ phía trước.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?
Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software Engineering) tập trung vào việc phát triển, thiết kế, triển khai và bảo trì phần mềm. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ thông tin. Bạn sẽ được tiếp cận với kiến thức về xây dựng và phát triển phần mềm thông qua các công cụ lập trình.  

Ngoài ra, bạn còn được đào tạo chuyên sâu về việc kết hợp các công cụ công nghệ, phần mềm để tạo nên một dự án phần mềm thành công. Từ thiết kế đến phát triển, vận hành và bảo trì, đảm bảo toàn bộ hệ thống phần mềm hoạt động hiệu quả và liền mạch.

Các lĩnh vực con của ngành này bao gồm: phát triển trò chơi, phát triển ứng dụng di động, phát triển phần mềm nhúng, phát triển phần mềm mã nguồn mở và nhiều lĩnh vực khác.

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính (Computer Science) là chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu các thuật toán, lý thuyết chuyên môn và ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Bạn sẽ được học chuyên sâu về các chương trình máy tính trên các nền tảng website hoặc ứng dụng để khai thác các thuật toán vào những chương trình máy tính này.

Bạn có thắc mắc học khoa học máy tính ra làm gì không? Đây là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Bạn có thể làm việc trong các công ty công nghệ lớn, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức chính phủ hay các trường đại học và viện nghiên cứu.

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là chuyên ngành tập trung vào việc phát triển các hệ thống máy tính, thiết kế phần cứng máy tính dựa trên những nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế các hệ thống phần cứng đó.

Bạn sẽ được trang bị nền tảng chuyên môn về mạch điện tử, điện tử trong toàn bộ hệ thống máy tính hay các các thiết bị công nghệ. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể ứng tuyển ở các vị trí sau: kỹ sư phần cứng máy tính; kỹ sư vi điều khiển; kỹ sư lập trình các loại chip cho máy tính, đồ điện tử, thiết bị công nghệ và nhiều công việc khác.

Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính – Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Trí tuệ nhân tạo và Robotics

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động học và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đó chỉ có thể được thực hiện bởi con người.

Mục tiêu của ngành này là tạo ra các máy tính có khả năng hiểu, học, tư duy và thực hiện các công việc thông minh một cách tự động. Chính vì thế, ngành đòi hỏi chuyên môn cao, bao gồm kiến thức đa dạng từ nhiều lĩnh vực như tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật.

Bạn sẽ được trang bị các kiến thức về lập trình và huấn luyện máy tính, trí tuệ nhân tạo thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin thu được để làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đưa ra đề xuất giải pháp phù hợp.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu         

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Communications and Computer Networks) được nhiều doanh nghiệp ăn đón bởi sự phát triển của Internet, cùng xu thế kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT) khiến mọi thứ trở nên liên kết thông qua mạng Internet.

Ngành này tập trung vào việc thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì các mạng máy tính, hệ thống truyền thông dữ liệu và các ứng dụng liên quan.

Sau khi ra trường, bạn có thể làm ở những vị trí như: chuyên viên lắp đặt phần cứng, chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên quản trị mạng, kỹ thuật viên mạng, chuyên gia bảo mật mạng,… trong các công ty công nghệ, các công ty viễn thông, các trung tâm nghiên cứu hoặc tổ chức chính phủ.

An toàn thông tin

An toàn thông tin là ngành có chức năng đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp.

Các hoạt động này nhằm mục đích đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Bạn sẽ được học các kiến thức chuyên môn về việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia làm việc với các vị trí như:

  • Điều tra tội phạm qua mạng
  • Bảo mật và an ninh mạng
  • Tư vấn an toàn thông tin
  • Phát triển phần mềm bảo mật
  • Và rất nhiều công việc về kiểm soát an toàn, an ninh cho hệ thống dữ liệu, thông tin.
An toàn thông tin
An toàn thông tin – Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống quản lý thông tin (MIS – Management Information Systems) là ngành kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông nhằm thu thập, tổng hợp, khai thác và phân phối dữ liệu thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Chương trình học ngành này sẽ cung cấp các kiến thức về cả phần cứng lẫn phần mềm cùng mạng truyền thông. Qua đó, bạn có khả năng tổng hợp, thu thập và khai thác, phân tích dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Bạn có thể làm việc trong các công ty công nghệ, các tổ chức kinh doanh hoặc chính phủ,… tại các vị trí như nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên quản lý thông tin, chuyên viên phân tích dữ liệu,…

Big Data và Machine Learning

Big Data và Machine Learning là một lĩnh vực quan trọng về trí tuệ nhân tạo, nằm trong các nhóm ngành công nghệ thông tin được quan tâm nhiều nhất hiện nay.

Big Data giúp các doanh nghiệp tiếp cận dữ liệu và khai thác dữ liệu dễ dàng, hiệu quả hơn. Machine Learning sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học từ dữ liệu để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

Bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về lý thuyết dữ liệu, lập trình, kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Các công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: kỹ sư dữ liệu, chuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu, chuyên viên phát triển hệ thống tự động hóa và robot, chuyên viên trí tuệ nhân tạo;…

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Bạn đã biết công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào và nếu bạn quan tâm và muốn theo đuổi ngành học này, việc cần làm là hãy chọn khối thi phù hợp.

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?
Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? – Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Công nghệ thông tin khối A

Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) là khối thi có số lượng thí sinh lựa chọn nhiều nhất. Đây được coi là lựa chọn an toàn cho các bạn học chuyên khối A.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khối A01 (Toán, Lý, Anh) ngày càng được sử dụng nhiều trong việc xét tuyển ở các trường đại học. Do tính chất ngành này đòi hỏi nhân sự có tư duy logic và ngoại ngữ.

Công nghệ thông tin khối D

Khối D bao gồm D01, D02, D03, D04, D05, D06. Trong đó, môn Toán và tiếng Anh vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, tiếng Anh có thể được thay thế bằng ngoại ngữ khác như: Trung, Nhật, Pháp, Nga,…. Điều này mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ.

Ngoài ra, một số trường đại học còn sử dụng khối D09 và D10 để xét duyệt hồ sơ. Vì vậy bạn cần phải nỗ lực và nâng cao điểm số ở các môn như Ngữ văn và Địa lý nếu muốn đăng ký vào ngành công nghệ thông tin.

Xem thêm:

Ngành công nghệ thông tin học trường nào?

Ngành công nghệ thông tin học trường nào?
Ngành công nghệ thông tin học trường nào?

Sau khi biết công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào chắc hẳn các bạn sẽ muốn biết trường nào có chất lượng đào tạo tốt. Và dưới đây là danh sách các trường đại học, bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghệ – Đại học Đông Á
  • Đại học FPT

Xem thêm:

Bạn có phù hợp với ngành công nghệ thông tin không?

Bạn đã có câu trả lời công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào, vậy bạn có thắc mắc liệu mình có phù hợp với ngành này không? Dưới đây là những phẩm chất cần thiết khi theo học công nghệ thông tin:

Bạn có phù hợp với ngành công nghệ thông tin không?
Bạn có phù hợp với ngành công nghệ thông tin không?
  • Niềm đam mê là yếu tố quan trọng nhất. Bởi bạn sẽ phải dành hàng giờ đồng hồ bên máy vi tính để viết phần mềm, hoàn thiện giải pháp, và sẵn sàng thực hiện lại cả dự án mà bạn đã dày công đầu tư trong nhiều tháng. Nếu bạn không đam mê thì bạn sẽ rất nhanh chán và dễ bỏ cuộc.
  • Tính cẩn thận trong công việc cực kỳ quan trọng. Vì nếu bạn bất cẩn thì một lỗi nhỏ trong dòng mã lập trình, một sai sót trong phân tích vấn đề hoặc sơ suất nhỏ trong quá trình thiết kế và lắp ráp có thể gây ảnh hưởng lớn đến ứng dụng, chương trình hoặc cả hệ thống.
  • Tinh thần học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức là điều cần thiết. Đối với sự thay đổi và phát triển liên tục trong công nghệ, bạn phải không ngừng cập nhật kiến thức để không bị tụt hậu so với xu hướng toàn cầu.
  • Kiên nhẫn và sự nhẫn nại rất cần thiết. Làm việc trong lĩnh vực này thường đối diện với những thách thức phức tạp, vì vậy khả năng kiên nhẫn và sự nhẫn nại rất quan trọng trong việc tìm ra những giải pháp công nghệ mới.
  • Khả năng làm việc nhóm luôn được đề cao. Ngành công nghệ thông tin thường làm việc theo nhóm để giảm áp lực và phức tạp của công việc, giúp tối ưu hóa hiệu suất và hoàn thành nhanh hơn.
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ là không thể thiếu. Ngành công nghệ thông tin mang tính toàn cầu nên việc thành thạo ngoại ngữ. Đặc biệt là khả năng đọc hiểu, nó rất quan trọng giúp bạn làm việc hiệu quả và theo kịp xu hướng quốc tế.

Qua bài viết trên, Khoa Quốc Tế đã giúp bạn biết thêm công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên giúp ích cho bạn trong việc theo đuổi niềm đam mê, cân nhắc và lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình. Xem thêm tại chuyên mục Hướng nghiệp để khám phá nhiều ngành hơn bạn nhé!

Bình luận

Bài viết liên quan: