Trường dự bị đại học là gì? Nó khác biệt như thế nào so với các đại học chính quy hiện nay? Học sinh, sinh viên nhận được những lợi ích gì quyền lợi gì khi tham gia dự bị đại học. Tất tần tật sẽ được được Khoa Quốc Tế chia sẻ đến các bạn qua bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Nội dung
Trường dự bị đại học là gì?
Tại quy định khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT, trường dự bị đại học được hiểu là một trường thuộc loại trường chuyên biệt, được nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em những gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đây cũng là giải pháp nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.
Sự khác nhau giữa dự bị đại học và trường đại học chính quy đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của Khoa Quốc tế nhé.
Tại những trường đại học chính quy tại Việt Nam sẽ có 2 hình thức học đó là: tín chỉ và biên chế. Hầu hết những trường này sẽ không giới hạn về đối tượng sinh viên. Điều này có nghĩa là tất cả các bạn bất kỳ dân tộc nào đều có thể theo học. Nhà trường cũng sẽ không quản lý quá khắt khe mà chủ yếu sẽ do sinh viên tự chủ trong quá trình học tập.
Chương trình đào tạo tại bậc học chính quy sẽ đi sâu vào các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà các bạn đã lựa chọn trong 4 – 5 năm học tập.
Còn đối với chương trình dự bị đại học thì có giới hạn về các đối tượng tham gia. Quá trình học tập, rèn luyện của các bạn sẽ được trực tiếp nhà trường, cụ thể là giáo viên theo dõi và quan tâm một cách sát sao. Với các bạn chưa tốt, giáo viên sẽ tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trực tiếp để cải thiện nhanh nhất.
Vị trí, chức năng của trường dự bị đại học là gì?
Trường dự bị đại học có vị trí và chức năng gì?
- Trường dự bị Đại học chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà trường đặt trụ sở.
- Trường dự bị Đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và được phép mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.
- Trường dự bị đại học có chức năng thực hiện những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc.
(Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT)
Cơ cấu tổ chức của trường dự bị đại học là gì?
Theo quy định của khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT, cơ cấu tổ chức của trường dự bị ĐH gồm:
- Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng.
- Các phòng chức năng.
- Các tổ bộ môn hoặc tổ chuyên môn.
- Các hội đồng tư vấn.
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội.
Xem thêm:
Quyền hạn và trách nhiệm của trường dự bị đại học là gì?
Quyền hạn của trường dự bị đại học là gì?
Quyền hạn của trường dự bị đại học là gì? Cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT, trường dự bị ĐH sẽ có những quyền hạn sau đây:
- Tự chủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động, chương trình giáo dục và nhân sự của nhà trường
- Có thể huy động, quản lý, sử dụng những nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
- Hợp tác, liên kết cùng với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nước và nước ngoài dựa trên quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn bồi dưỡng với Nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả công tác dạy và học
- Nhận tài trợ của nhưunxg tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm bổ sung nguồn tài chính, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho các bạn học sinh thuộc diện chính sách; tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện;
- Được Nhà nước giao quyền dùng đất theo quy định của pháp luật
- Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ nhân lực (giáo viên, cán bộ, nhân viên); thành lập và giải thể những tổ chức, bộ máy trực thuộc trường theo quy định của Nhà nước.
Trách nhiệm của trường dự bị đại học là gì?
Trách nhiệm của trường dự bị đại học là gì? Cụ thể, trường dự bị tham gia đào tạo giáo dục được quy định ở khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm với Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT. Cụ thể:
- Trường dự bị đại học quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch và tham gia tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; tổ chức những hoạt động giáo dục; tổ chức và nhân sự nhà trường phù hợp với các chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường của Nhà nước;
- Xây dựng chương trình, tài liệu học, kế hoạch giảng dạy, học tập dựa trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong quá trình bố trí và thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, NCKH và hoạt động tài chính
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
Những trường dự bị đại học tại Việt Nam
Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu về trường dự bị đại học là gì? Nếu bạn có mong muốn học tại trường dự bị đại học thì nên theo học tại trường nào? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 4 trường có chương trình dự bị bậc Đại học dành cho các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, nếu các bạn muốn theo học chương trình này thì phải tìm hiểu và nắm bắt được thông tin chính xác về các trường.
Cụ thể, 4 trường dự bị đại học đó là:
- Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung Ương
- Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn
- Trường Dự bị Đại học TPHCM
- Trường Dự bị Đại học Dân Tộc Trung Ương Nha Trang.
Bên trên là trọn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trường dự bị đại học là gì và những thông tin bạn cần biết. Mong rằng qua những chia sẻ bên trên, các bạn học sinh có thể lựa chọn cho bản thân trường học, chương trình học phù hợp, theo đuổi ngành nghề, ước mơ trong tương lai nhé. Khoa Quốc Tế chúc bạn học tốt.