Ngành Supply Chain Management là gì? Ngành này có quan trọng hay không? Học ngành SCM ra trường dễ xin việc hay không đều là những câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc. Trong bài viết này, Khoa Quốc Tế sẽ giải đáp tất tần tật thông tin về Ngành Supply Chain Management, cùng tìm hiểu nếu bạn đang có ý định thi tuyển vào ngành này nhé!
Nội dung
Ngành Supply Chain Management là gì?
Ngành Supply Chain Management (SCM) hay còn được gọi là Quản lý chuỗi cung ứng. Đây là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và những nguồn lực liên quan đến việc chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng.
Hoạt động này sẽ liên quan đến chuyển đổi những thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến cho khách hàng cuối cùng. Supply Chain thường gắn liền với các hoạt động Logistic.
Quản lý chuỗi cung ứng tham gia vào hầu hết hầu các hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là ngành học có sức tác động mạnh mẽ đến việc chiếm lĩnh thị trường, mở rộng chiến lược, trở thành một trong những nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn lớn như: Dell, Walmart, Apple, Samsung đã đạt được lợi nhuận khủng hơn 4-6% so với đối thủ, đưa giá trị công ty tăng hơn 40% so với đối thủ trong ngành.
Tại sao ngành Supply Chain Management lại đóng vai trò quan trọng?
Ngành Supply Chain Management đóng vai trò quan trọng bởi nó có thể giúp đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh. Cụ thể, SCM kiểm soát quá trình sản xuất có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, giúp giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm và những rủi ro phát sinh. Đồng thời, nó còn giúp doanh nghiệp thương hiệu tiêu dùng mạnh.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát những thủ tục vận chuyển có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng, tránh được tình trạng thiếu hàng hoặc thời gian tồn kho quá lâu. SCM mang đến cho doanh nghiệp các cơ hội nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận, đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp quốc tế lớn.
Học ngành Supply Chain Management ra trường làm gì? Ở đâu?
Khi học ngành Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management), các bạn sinh viên được học cách lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý các vật liệu, vận chuyển hàng, kho bãi, đóng gói, sản phẩm và hỗ trợ dịch vụ, và chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.
Đặc biệt, bạn sẽ được tham gia giải quyết các Case study, mô hình Value Chain của Micheal Porter, SCOR để thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng trong thực tế.
Bạn có thể tham gia học ngành Supply Chain Management tại các trường Đại học trong nước hoặc du học tại các nước trên thế giới. Đặc biệt là du học ngành Supply Chain Management tại nước Mỹ.
Một tấm bằng đại học hay thạc sỹ ngành Supply Chain Management mang lại cho các bạn nhiều cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tham gia làm việc ở một trong những vị trí sau:
- Chuyên viên phân tích kinh doanh
- Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý chiến lược
- Quản lý hàng hóa, kho bãi
- Quản lý hàng tồn kho
- Quản lý nguyên vật liệu
- Điều phối sản xuất
- Chuyên viên hoạch định và vận hành
- …
Xem thêm:
Triển vọng nghề nghiệp và mức lương đối với ngành Supply Chain Management
Quản lí chuỗi cung ứng không đòi hỏi các bạn phải có nhiều bằng cấp để thăng tiến. Trong khi đó, một số ngành khác như Tài chính, Ngân hàng, Kế-kiểm yêu cầu rất nhiều bằng cấp trong nước cũng như nước ngoài để có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình.
Đối với Quản lý chuỗi cung ứng, các bạn chỉ cần tốt nghiệp chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm làm việc và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ tốt thì cơ hội nghề nghiệp cực kỳ rộng mở luôn nhé.
Thêm vào đó, Việt Nam đang là quốc giá 1,5 triệu lao động làm về chuỗi cung ứng nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành này chỉ khoảng 40% nhu cầu. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành Supply Chain Management tăng 20-25% mỗi năm.
Theo businessinside, mức lương đối với nhóm ngành Logistic và Supply Chain Management tại nước Mỹ:
- Tiềm năng lương: $211,458
- Những người đã có kinh nghiệm trong ngành: $150,000 mỗi năm
- Lương trung bình dưới 5 năm kinh nghiệm làm việc: $77,573
- Vị trí lương cao: Director of Logistics (Trung bình: $120,000), Supply Chain Consultant (Trung bình: $115,000), Global Supply Chain Manager (Trung bình: $118,000)
Bên cạnh đó, thị trường việc làm Việt Nam cũng khá cao. Một bạn sinh viên ra trường có mức lương dao động từ 8 – 10tr đồng.
So sánh sự khác biệt giữa Supply Chain Management và Logistics
Quy mô
- Logistics là ngành nghề quan trọng và chỉ xảy ra ở một số công ty có quy mô nhỏ.
- Supply Chain có quy mô lớn hơn, chịu trách nhiệm tham gia vào các hoạt động như: tiếp thị, phát triển các sản phẩm cung cấp đến thị trường. Trong đó phải kể đến: tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ khách hàng….
Tóm lại: Logistics là một phần nhỏ của ngành Supply Chain
Mục tiêu
- Logistics: Giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ
- Supply Chain: Giảm chi phí toàn thể hoạt động và giúp tăng cường hiệu quả Logistics
Tầm ảnh hưởng
- Logistics: 1 công ty với tầm ảnh hưởng trong khoảng thời gian ngắn
- Supply Chain: hoạt động rất nhiều công ty với tầm ảnh hưởng dài hạn
Về công việc
- Logistics quản trị những hoạt động như: vận tải, kho bãi, dự báo, các đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng, …
- Supply Chain bao gồm tất cả những hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp giữa các đối tác, khách hàng…
=> Tóm lại: Đối với một doanh nghiệp, hoạt động của SCM và Logistics vô cùng quan trọng, chúng liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong từng hoạt động.
Tổng kết:
- SCM chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả, hiệu suất và doanh thu
- Logistics đóng vai trò trung tâm, đảm bảo các nguyên liệu, hàng hoá được lưu thông một cách trơn tru trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- ngành Supply Chain Management giúp Logistics liên kết được với những bộ phận khác nhau như: Transportation (Vận chuyển); Storage (Kho bãi), ….
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu tất tần tật về ngành Supply chain management. Qua bài viết này, Khoa Quốc Tế hi vọng bạn sẽ hiểu thêm về ngành nghề này. Nếu còn có thắc mắc trong việc lựa chọn ngành học, trường học hay các khoá học tiếng Anh, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!