Hypothesis là gì? 5 bước đơn giản để viết Hypothesis research bạn nên biết

Banner back to school tháng 7

Đối với mỗi bài nghiên cứu khoa học thì Hypothesis đóng vai trò là một phần khá quan trọng của bài. Hypothesis chính là cơ sở cốt lõi để bạn có thể thực hiện hoạt động nghiên cứu của mình. Vậy Hypothesis là gì, những hình thức của hypothesis bạn cần quan tâm khi bắt đầu một nghiên cứu. Hãy cùng Khoa Quốc Tế tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Hypothesis là gì?

Hypothesis có phiên âm là /haɪˈpɒθ.ə.sɪs/, trong tiếng anh, Hypothesis có nghĩa là một giả định hoặc đề xuất giải thích được thực hiện trên cơ sở bằng chứng hạn chế như là một điểm khởi đầu để điều tra thêm.

Hypothesis là gì
Hypothesis là gì

Trong học thuật, Hypothesis là gì? Ở đây hypothesis còn gọi “giả thuyết” là những giả định được đưa ra dựa trên cơ sở của một số bằng chứng. 

Ví dụ thực tế: nếu bạn thấy rằng việc tưới cây hằng ngày sẽ khiến chúng phát triển nhanh hơn, thì giả thuyết bạn có thể đặt ra là “cây cối phát triển tốt hơn khi được tưới nước thường xuyên”. 

Dựa trên giả thuyết đó, bạn có thể tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của mình. Bạn có thể kiểm chứng bằng việc để riêng hai cây, tưới một cây chứ không tưới cây kia, sau đó ghi lại kết quả để xem sự khác biệt giữa chúng.

Các đặc tính của giả thuyết

Nếu bạn đã nắm được định nghĩa của Hypothesis là gì? Tiếp theo bạn cần biết được đặc tính của giả thuyết để có thể triển khai trong bài nghiên cứu một cách tốt nhất.

  • Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.
  • Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
  • Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.
  • Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý về một giả thuyết tốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • Phải có mối quan hệ nhân – quả.
  • Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.

7 loại Hypothesis thông dụng

Hypothesis có 7 loại thông dụng nhất sẽ được ứng dụng để phù hợp với bản chất của từng loại nghiên cứu và những điều mà bạn mong đợi sẽ tìm thấy. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về 7 loại Hypothesis này nhé.

1. Hypothesis đơn giản

Đối với giả thuyết Hypothesis đơn giản, đây là một giả thuyết đơn giản chỉ đề xuất về mối quan hệ giữa hai biến số: một biến độc lập và một biến phụ thuộc

Các ví dụ sau có thể minh họa cho giả thuyết này:

  • Nếu bạn thức khuya vào hôm trước thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Để điện thoại sang chế độ máy bay sẽ giúp pin được sạc nhanh hơn.

2. Hypothesis phức tạp

Giả thuyết phức tạp đề cập đến mối quan hệ giữa nhiều hơn hai biến số. Chẳng hạn như hai biến độc lập và một biến phụ thuộc hoặc ngược lại.

Ví dụ:

  • Những người (1) ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và (2) có tiền sử gia đình gặp vấn đề về sức khỏe thì có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh tim hơn người thông thường.
  • Người trẻ sống ở thành phố sẽ thích môi trường này hơn người già sống ở thành phố 

3. Hypothesis vô hiệu

Một loại giả thuyết khác nữa đó là Hypothesis vô hiệu được viết tắt là H0. Giả thuyết này cho rằng, không có mối quan hệ giữa các biến số.

Hypothesis vô hiệu - Hypothesis là gì
Hypothesis vô hiệu – Hypothesis là gì

Ví dụ: Không có sự khác biệt về sự phát triển của hoa khi sử dụng nước đóng chai hoặc nước máy.

4. Hypothesis thay thế

Hypothesis thay thế là loại giả thuyết có sự kết hợp với Hypothesis vô hiệu. Giả thuyết này được ký hiệu là H1 hoặc HA. Đặc điểm của giả thuyết là nó phát biểu điều trái ngược lại với giả thuyết này, do đó một và chỉ một phải đúng.

Ví dụ: Cây xanh phát triển tốt hơn với nước đóng chai hơn là nước máy.

5. Hypothesis logic

Đối với giả thuyết logic, đây là giả thuyết gợi ý mối quan hệ giữa các biến số mà không có bằng chứng thực tế. Đặc điểm của loại giả thuyết này đó là, các tuyên bố sẽ dựa trên sự suy luận hoặc suy diễn và thiếu dữ liệu thực tế để chứng minh.

Ví dụ: Một người ngoài hành tinh lớn lên ở Sao Hỏa sẽ khó thở trong bầu khí quyển của trái đất.

6. Hypothesis thực nghiệm

Hypothesis thực nghiệm còn được gọi với tên khác là “Hypothesis hoạt động”. Đây là một giả thuyết hiện đang được thử nghiệm. Bạn có thể thấy được sự khác biệt này so với giả thuyết logic, vì đây là giả thuyết dựa trên các dữ liệu cụ thể.

Ví dụ: Nếu bạn rửa tay hàng giờ có thể làm giảm tần suất mắc bệnh.

7. Hypothesis thống kê

Hypothesis thống kê là giả thuyết khi bạn chỉ tiến hành kiểm tra một mẫu của tổng thể và sau đó áp dụng bằng chứng thống kê này vào kết quả để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể. 

Thay vì tiến hành kiểm tra mọi thứ, bạn chỉ cần kiểm tra một phần, sau đó tổng quát hóa phần còn lại dựa trên dữ liệu có sẵn đã thu thập được từ mẫu đại diện.

Ví dụ: Trên thế giới có khoảng 2% dân số có mái tóc màu đỏ tự nhiên.

Điều gì làm nên một Hypothesis tốt?

Nguyên tắc viết Hypothesis khá giống nhau dù bạn tiến hành thí nghiệm bất cứ điều gì. Nhưng bạn cần lưu ý 4 đặc điểm sau trong khi viết Hypothesis.

1. Nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả của Hypothesis là gì? Khi bạn tiến hành bất kỳ thí nghiệm nào thì luôn bao gồm mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Trong đó các biến số sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến sự thay đổi (hoặc có thể không thay đổi nếu như sử dụng giả thuyết rỗng). 

Nếu bạn triển khai dưới dạng câu lệnh If-Then thì kết quả có thể được phản ánh một cách tốt nhất. Điều này có nghĩa là nếu một biến xảy ra, thì biến khác sẽ thay đổi theo.

2. Dự đoán có thể kiểm tra

Hầu hết các giả thuyết – Hypothesis được thiết kế với mục đích là để kiểm tra (ngoại trừ đối với loại Hypothesis logic). Do đó, trước khi đưa ra một giả thuyết để thử nghiệm, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự có thể tiến hành các thử nghiệm từ giả thuyết mà bạn đặt ra về vấn đề đó.

3. Biến độc lập và phụ thuộc

Tiếp theo bạn cần xác định các biến số trong giả thuyết mà bạn đặt ra. Mục đích là để người đọc có thể hiểu được những gì mà giả thuyết muốn chứng minh. 

Tuy nhiên, bạn không cần phải nói quá cụ thể về từng loại biến. Nhưng cần đảm bảo bạn có đề cập đến chúng trong phần giả thuyết chứng minh. 

4. Ngôn ngữ thực tế

Bài viết học thuật sẽ thường mang tính hàn lâm nên có thể dễ dàng trở nên phức tạp. Vì vậy, khi triển khai viết bài nghiên cứu bạn hãy đảm bảo Hypothesis được viết với ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng nhất có thể. 

Bởi vì đây là phần nội dung cốt lõi mà người đọc sẽ theo dõi để hiểu được toàn bộ bài viết của bạn. Do dó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn ngôn ngữ để trình bày trong bài nghiên cứu nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bí quyết để có được một Hypothesis thuyết phục

Sau khi đã tìm hiểu Hypothesis là gì? Chúng ta cũng cần biết được một Hypothesis thuyết phục sẽ cần quan tâm đến những yếu tố nào? Bên dưới là một số bí quyết bạn có thể tham khảo để tạo nên một hypothesis thuyết phục nhất nhé!

1. Đặt câu hỏi

Để có được một hypothesis thuyết phục bạn phải không ngừng đặt câu hỏi về mọi điều xung quanh bạn.

Đặt câu hỏi - Hypothesis là gì
Đặt câu hỏi – Hypothesis là gì

Bạn nên không ngừng đặt những câu hỏi như: Tại sao mọi thứ lại như vậy? Nguyên nhân nào dẫn đến những yếu tố bạn nhìn thấy xung quanh? Nếu có thể, hãy chọn một chủ đề nghiên cứu mà bạn thực sự quan tâm thì sự tò mò của bạn sẽ đến một cách tự nhiên.

2. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Sau khi bạn đã đưa ra được một hypothesis thì nhiệm vụ tiếp theo là bạn cần thu thập một số thông tin cơ bản về chủ đề bạn cần nghiên cứu. Bạn có thể cần đọc một vài quyển sách, hoặc đơn giản như thực hiện tìm kiếm trên web để trả lời những câu hỏi nhanh chóng. 

Ở giai đoạn này, bạn không nhất thiết phải chứng minh hoặc bác bỏ Hypothesis của mình. Thay vào đó bạn chỉ tập trung vào việc thu thập những gì bạn cần để có thể làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang muốn chứng minh.

3. Xác định các biến số của bạn

Giai đoạn này, bạn cần tiến hành xác định các biến số của nghiên cứu. Vì vậy hãy chọn biến nào là độc lập và biến nào là phụ thuộc. 

Lưu ý rằng, các biến độc lập chỉ có thể là các yếu tố mà bạn có quyền kiểm soát tuyệt đối. Do đó, bạn nên xem xét các giới hạn của thử nghiệm trước khi hoàn thiện Hypothesis của mình.

4. Sử dụng câu lệnh If-Then

Việc sử dụng định dạng If-Then sẽ cực kỳ hữu ích khi viết một Hypothesis. Ví dụ bạn có thể viết “Nếu tôi tưới cây mỗi ngày, thì nó sẽ phát triển tốt hơn”. 

Tuy nhiên, phương thức này có thể phức tạp khi xử lý nhiều biến. Nhưng nhìn chung thì đây cũng là một cách đáng tin cậy để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân và kết quả đối với nghiên cứu bạn đang thử nghiệm.

5. Thu thập dữ liệu để hỗ trợ giả thuyết

Cuối cùng, đối với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào thì phần ưu tiên luôn nằm ở phần kết luận. Hãy bắt đầu thử nghiệm của bạn, khi đã đặt giả thuyết và các biến đã được chọn hoàn chỉnh. 

Bên cạnh đó, để có thể làm tốt nghiên cứu bạn nên thu thập dữ liệu để hỗ trợ Hypothesis. Nhưng cuối cùng khi nghiên cứu kết thúc và chỉ ra giả thuyết của bạn là sai thì cũng đừng quá lo lắng vì tất cả đều là một phần của phương pháp khoa học.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hypothesis là gì và trau dồi thêm được kiến thức mới. Hi vọng bạn có thể áp dụng những điều mà bài viết mang đến trong các bài nghiên cứu của mình nhé.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể khám phá những bài viết hữu ích khác về chủ đề nhịp sống đầy thú vị và có thể mang đến cho bạn những ý tưởng tuyệt vời cho bài nghiên cứu của mình. Chúc các bạn thành công.

Bình luận

Bài viết liên quan: