Hướng dẫn cách viết CV bằng tiếng Anh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng

Banner học bổng hè 26 triệu

Kỹ năng viết CV bằng tiếng Anh là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho sinh viên khi bắt đầu tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay những trường đại học hiện tại chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng mềm này, dẫn đến rất nhiều sinh viên dù đã ra trường rồi nhưng vẫn không biết cách viết CV bằng tiếng Anh, từ đó bỏ lỡ cơ hội việc làm ao ước.

Vậy ngay sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết CV bằng tiếng Anh chuẩn nhất nhé.

CV tiếng Anh là gì?

CV tiếng Anh là Curriculum Vitae hay Personal Summary. Đây là  mô tả  ứng viên muốn tham gia tuyển dụng tại một công ty nào đói. Hiện nay, 

Và trong  mẫu CV tiếng Anh chuẩn, bạn cần cung cấp những thông tin cơ bản và kinh nghiệm làm việc của mình. Từ đó, nhà tuyển dụng quyết định bạn có phù hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng hay không.

CV tiếng Anh là gì
CV tiếng Anh là gì

Cách viết CV bằng tiếng Anh

Để có thể viết CV tiếng Anh một cách chuẩn chỉnh nhất, chúng ta sẽ thực hiện qua ba phần mà mình sẽ giới thiệu với bạn sau đây, hãy cùng mình tìm hiểu tiếp nhé.

Cách viết CV bằng tiếng Anh
Cách viết CV bằng tiếng Anh

Phần 1: Chuẩn bị những thông tin cần thiết và lên Outline cho CV

Chuẩn bị những thông tin cần thiết và lên Outline cho CV
Chuẩn bị những thông tin cần thiết và lên Outline cho CV

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, lý lịch của bản thân

Bất kỳ bạn viết CV bằng tiếng Anh hay tiếng Việt thì bạn cũng phải cung cấp một số thông tin giới thiệu lý lịch bản thân ví dụ như

  • Your personal information (thông tin cá nhân của bạn): Phone number, full name,  address, email,…
  • Your education and qualifications: Trình độ học vấn và các bằng cấp liên quan
  • Your work experience: Kinh nghiệm làm việc của bạn với những công việc trước
  • Your interests and achievements: Sở thích và thành tích cá nhân của bạn
  • Your skills: Kỹ năng của bạn
  • References: Người giới thiệu – Những người có liên quan biết rõ về bạn để nhà tuyển dụng có thể gọi điện xác thực những thông tin bạn ghi trong CV.

Bước 2: Tìm hiểu về công việc mà bạn sắp nộp đơn ứng tuyển

Các công ty thường sẽ chọn lựa những ứng viên có CV phù hợp với những yếu tố phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh cũng như mảng hoạt động của công ty. Việc tìm hiểu kỹ về công việc bạn sắp ứng tuyển sẽ giúp bạn có những điều chỉnh CV của mình phù hợp.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Một số thông tin mà bạn cần tìm hiểu trước khi ứng tuyển vào công ty như:

  • What does the company do? – Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào? 
  • What is their mission statement? – Sứ mệnh của công ty là gì?
  • What do you think they are looking for in an employee? – Bạn nghĩ họ đang tìm kiếm điều gì ở nhân viên?
  • What skills does the specific job you are applying for require? – Những kỹ năng riêng biệt mà công việc yêu cầu là gì? 

Bước 3: Tìm hiểu thêm thông tin từ website của công ty

Một số công ty sẽ có những yêu cầu đặc biệt với vị trí công việc, và những yêu cầu này sẽ thường được mô tả kỹ càng trên website của công ty. Đồng thời việc tìm hiểu website của công ty cúng giúp bạn phần nào đánh giá được sự uy tín của công ty nữa đấy.

Bước 4: Lập danh sách kinh nghiệm làm việc

Đây sẽ là một ưu thế cạnh tranh rất lớn của bạn khi có kinh nghiệm làm việc. Khi đề cập đến các công việc đã từng làm bạn nên đề cập đến ngày làm việc cũng như kết thúc cụ thể. Bạn có thể có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên chỉ nên đề cập những đến kinh nghiệm nổi bật và có liên quan đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển hiện tại.

Bước 5: Nói về các sở thích và sở trường của bạn

Một sở thích hoặc kỹ năng độc đáo khiến bạn nổi bật giữa đám đông. Cố gắng liệt kê những sở thích cho thấy bạn là một người có khả năng teamwork hơn là một người cô độc. Các công ty không ngừng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm tốt và có thể chịu trách nhiệm khi cần thiết.

Đồng thời bạn cũng hãy cân nhắc đưa ra những sở thích có liên quan đến tính chất công việc, ví dụ như nếu bạn đang xin việc về vị trí một nhà xuất bản, hãy viết một cái gì đó như sau: Tôi thích đọc tiểu thuyết của các nhà văn lớn của Mỹ như Mark Twain và Hemingway vì tôi nghĩ chúng đều là những tác phẩm hay. ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của văn học thế kỷ 19 và 20.

Bước 6: Lập danh sách về các kỹ năng mà bạn có

Liệt kê các kỹ năng cần thiết để xây dựng sự nghiệp của bạn ở vị trí hoặc lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển, ví dụ: 

Bạn đang ứng tuyển cho một vị trí liên quan đến quản lý hành chính, hãy đề cập và thể hiện sự thành thạo về kỹ năng vi tính văn phòng như Microsoft Office. Các phần mềm truy xuất dữ liệu (SQL) và phần mềm khác liên quan đến công việc. 

Bạn đang ứng tuyển cho vị trí liên quan đến lập trình, bạn phải liệt kê các kỹ năng về ngôn ngữ lập trình (HTML, Java, C), phần mềm chỉnh sửa siêu văn bản (Visual Code), nền tảng CNTT và các công nghệ thông tin khác. Và chỉ đề cập đến những kỹ năng này khi bạn dành thời gian để luyện tập và thành thạo chúng.

Phần 2: Viết CV

Thiết kế CV
Thiết kế CV

Bước 1: Thiết kế CV

Bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu CV  tiếng Anh từ các nhà cung cấp trực tuyến miễn phí. Công việc của bạn là tìm những định dạng mà bạn cho là thiết kế chuyên nghiệp nhất, sau đó thiết kế và điền những thông tin những thông tin mà bạn đã chuẩn bị ở phần 1 vào nhé.

Bước 2: Đặt hình nền

Các nhà tuyển dụng sẽ đọc tất cả thông tin quan trọng nhất của bạn từ một CV dài 2 trang trong vòng chưa đầy 60 giây. Và họ tập trung vào điều gì trong 10 giây đầu tiên? Chính là hình ảnh của bạn trong sơ yếu lý lịch và thông tin cá nhân của bạn. Chính vì vậy bạn cần đặt một avatar tên đẹp thể hiện sự chuyên nghiệp, ấn tượng.

 Định dạng tiêu chuẩn trông giống như sau: 

  • Tên của bạn được hiển thị nổi bật ở đầu trang bên cạnh ảnh hồ sơ của bạn. 
  • Địa chỉ nhà của bạn phải ở định dạng khối ở bên trái tờ giấy. Đặt số điện thoại và địa chỉ email của bạn dưới địa chỉ nhà của bạn.

Bước 3: Viết mô tả đôi nét về bản thân của bạn

Đặt mô tả này bên dưới tên của bạn bên cạnh ảnh hồ sơ của bạn và giữ cho phông chữ nhỏ. Phần này phản ánh chính xác bạn là ai và những kỹ năng cũng như điểm mạnh của bạn có liên quan đến ngành hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Khi viết phải đảm bảo: 

  •  Ngắn gọn (tối đa 6 dòng).
  •  Liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. 
  •  Chứa một số ví dụ thực tế. 

Phần này giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu cá nhân bạn. Đây là nơi bạn “bán” kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của mình. Mô tả này nên ngắn gọn, súc tích và chứa các câu tích cực. Ví dụ về mô tả cá nhân trong CV:

  1. Business management CV profile: I have a clear, logical mind with a practical approach to problem-solving and a drive to see things through to completion. I have more than 2 years of experience in managing and leading teams across multiple sectors. I am eager to learn, I enjoy overcoming challenges, and I have a genuine interest in Business Management and making organisations successful. (Tôi có tư duy logic, rõ ràng với cách tiếp cận thực tế để giải quyết vấn đề và nỗ lực hoàn thành mọi công việc. Tôi có hơn 2 năm kinh nghiệm trong việc quản lý và lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực. Tôi ham học hỏi, tôi thích vượt qua những thách thức và tôi thực sự hứng thú với công việc Quản lý kinh doanh thúc đẩy cho sự thành công của doanh nghiệp).
  2. IT CV profile: I am a highly competent IT professional with a proven track record in designing websites, networking and managing databases. I have strong technical skills as well as excellent interpersonal skills, enabling me to interact with a wide range of clients. I am eager to be challenged in order to grow and further improve my IT skills. My greatest passion in life is using my technical know-how to benefit other people and organizations. (Tôi là một chuyên gia CNTT thành thạo trong việc thiết kế trang web, mạng và quản lý cơ sở dữ liệu. Tôi có chuyên môn kỹ thuật cao cũng như các kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, cho phép tôi tương tác với nhiều khách hàng. Tôi mong muốn được thử thách để phát triển và cải thiện hơn nữa các kỹ năng CNTT của mình. Niềm đam mê lớn nhất của tôi trong cuộc sống là sử dụng chuyên môn CNTT của mình để mang lại lợi ích cho những cá nhân và các tổ chức khác nhau).

Bước 4: Tạo một phần mô tả về quá trình học tập và chuyên môn của bạn:

Phần này có thể ở đầu CV hoặc thêm vào sau các phần khác. Thứ tự của các phần là tùy thuộc vào bạn. Liệt kê  trình độ học vấn của bạn theo trình tự thời gian. Bắt đầu với trường đại học, nếu bạn đang học, và các trường và khóa học khác mà bạn đã học trong quá khứ. Liệt kê tên trường đại học của bạn, ngày bạn theo học, chuyên ngành chính và phụ, và điểm trung bình chung.

Bước 5: Tạo một phần về kinh nghiệm làm việc

Phần này liệt kê những điều bạn đã hoàn thành trong công việc trước đây và những kỹ năng bạn đã đạt được thông qua quá trình làm việc của mình. Đây cũng là phần  liệt kê  những thành tích, giải thưởng hoặc sự công nhận trước đây của bạn do cộng đồng hoặc tổ chức của bạn trao cho bạn. 

Bước 7: Tạo một phần nói về sở thích và điểm mạnh của bạn

Bạn nên liệt kê tất cả những sở thích mô tả bạn là  người tích cực và làm việc nhóm tốt trong nhóm. Bạn có thể cân nhắc để chọn sở thích cho phù hợp như mình đã đề cập bên trên.

Bước 8: Tạo một phần đề cập đến những thông tin khác 

Nếu có một khoảng trống dễ nhìn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn hoặc bạn muốn chia sẻ tin tức khác, bạn có thể đặt nó vào phần này. Loại thông tin này có thể bao gồm lý do  bạn xin nghỉ làm,vv.

Có thể bạn sẽ thích:

Phần 3: Hoàn chỉnh CV

Hoàn chỉnh CV
Hoàn chỉnh CV

Bước 1: Kiểm tra ngữ pháp, chính tả

Nếu CV của bạn lộn xộn hoặc mắc lỗi chính tả liên tục sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng và là cách nhanh nhất khiến hồ sơ của bạn bị từ chối. Kiểm tra và đảm bảo rằng bạn đã viết đúng tên công ty, cũng như bất kỳ công ty nào bạn đã từng làm việc trước đây.

Bước 2: Tối ưu CV của bạn

Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn. Do đó, bạn nên tối ưu hóa sơ yếu lý lịch của mình để nó được viết bằng những câu ngắn gọn, rõ ràng, rõ ràng về nội dung và ý nghĩa, tránh những câu dài với thông tin lặp đi lặp lại. Tất cả thông tin được trình bày tốt nhất trong một danh sách rõ ràng và đầy đủ. Tránh làm đi làm lại một việc.

Bước 3: Nhờ người khác đánh giá CV

Khi bạn tự đọc CV của mình sẽ có khi bạn không thể nhận ra được các lỗi cũng như có đánh giá tổng quan về CV của bản thân được. Hãy nhờ một người khác đọc thử CV của bạn và góp ý xem bạn nên thêm vào hay lược bớt đi thông tin nhé.

Bước 4: Kiểm tra thông tin tuyển dụng

 Kiểm tra  xem bạn có được yêu cầu gửi thêm bất kỳ hồ sơ gì khác cùng với CV của mình không. Đây có thể là ‘đơn xin việc’, giấy chứng nhận thành tích và giải thưởng hoặc một mẫu công việc trước đây của bạn (ví dụ: các bài nghiên cứu  về CNTT, tài chính, tiếp thị, tạp chí kinh doanh, v.v.).

Một số tips để hoàn thiện CV của bạn

Các tips để hoàn thiện CV của bạn
Các tips để hoàn thiện CV của bạn

Tips 1: Nên viết CV khoảng 2 trang A4

Nhà tuyển dụng không dành quá một phút để đọc sơ yếu lý lịch. Vì vậy, bạn nên viết một CV ngắn gọn và súc tích dưới 2 trang A4.

Bạn có thể sử dụng một vài từ khóa làm nổi bật điểm mạnh và sự phù hợp của bạn với vị trí bạn đang ứng tuyển. Một CV dài thường là kết quả của việc trình bày kinh nghiệm của bạn dưới dạng mô tả công việc, trình bày ngắn gọn và tập trung vào những gì bạn đã học được trong quá trình công việc. 

Ngoài trình độ học vấn, nên đưa vào các hoạt động ngoại khóa, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo trước khi đi làm thực tế.

Tips 2: Tránh sử dụng địa chỉ email không phù hợp

Nhiều ứng viên sử dụng địa chỉ email hiện có của họ mà không nhận ra liệu nó có phù hợp hay không. Hãy lưu ý rằng tên của địa chỉ email phải là thật, tốt nhất là tên của bạn. 

Ví dụ: tranvana@gmail.com. Tránh sử dụng các địa chỉ email như girl_xinh@gmail.com hoặc boycute@gmail.com.

Tips 3: Tránh sử dụng một CV cho nhiều công việc 

CV của bạn rất có thể sẽ bị từ chối do lỗi này. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh với một CV nhân sự, rõ ràng nội dung của hai công việc  là rất khác nhau. Nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để hiểu bạn.

Tips 4: Đặt tiêu đề sai hoặc không đặt tiêu đề

Khi bạn gửi CV qua email hoặc các website việc làm, bạn cần ghi rõ tiêu đề là ” Ứng tuyển vị trí nhân sự”,  “CV xin việc nhân viên nhân sự” hoặc “Apply vị trí nhân viên nhân sự”, tránh sử dụng tiêu đề một cách chung chung.

Tips 5: Tránh sử dụng hình ảnh không phù hợp

Như mình đã đề cập phía trên, chúng ta có thể sử dụng những hình ảnh hằng ngày để làm hình đại diện, tạo sự gần gũi với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, sẽ thật khó coi nếu bạn dùng tấm ảnh selfie, trang phục lòe loẹt, khu mặt nhiều biểu cảm. Hãy sử dụng một bức ảnh chụp chân dung với nụ cười thân thiện, trang phục phù hợp, nền xanh hoặc trắng.

Tips 6: Tránh liệt kê kinh nghiệm làm việc

Nhiều bạn không biết hoặc không để ý cứ liệt kê kinh nghiệm từ cũ đến mới, viết kinh nghiệm như bản mô tả công việc. Điều này làm nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, họ không có nhiều thời gian đọc và tìm kiếm thông tin trên bản CV dài như tiểu thuyết.

Tips 7: Tránh các lỗi chính tả, ngữ pháp

Sai lầm này nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh rớt CV của bạn với sai lầm này, các nhà tuyển dụng cảm thấy như thể mình không được tôn trọng khi nhận được một CV sai chính tả, sai ngữ pháp. Vì vậy hãy kiểm tra kỹ chính tả, câu và đoạn văn trước khi gửi.

Tips 8: Chú trọng thiết kế và bố cục CV

Ai cũng yêu cái đẹp, vì vậy bạn cần tạo cho mình một bản CV bắt mắt, bố cục hợp đi đi từ những thông tin quan trọng nhất đến những thông tin phụ, bổ sung. Ví dụ: mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng… Đây là những thông tin quan trọng nên bạn nên để ở phần đầu tiên, tiếp đến mới kể đến các thông tin phụ như sở thích, thành tựu.

Các nguyên tắc khi gửi email xin việc

Bạn có thể gửi CV của mình đến nhà tuyển dụng theo một số cách khác nhau. Tuy nhiên, gửi CV qua email là cách được nhiều người yêu thích, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại chuyên nghiệp.Khi gửi CV qua email, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc sau đây. 

  • Nguyên tắc 1: Để gửi CV đến nhà tuyển dụng, bạn phải sử dụng địa chỉ email trong phần thông tin cá nhân. 
  • Nguyên tắc 2: Chỉ gửi cho một nhà tuyển dụng tại một thời điểm, không có CC hoặc BCC. 
  • Nguyên tắc 3: Một là không dùng chữ ký email, hai là nếu dùng thì dùng chuyên nghiệp, tức là chữ ký có đầy đủ các thông tin: họ tên, chức danh, công ty, điện thoại, email, website (nếu bạn dùng hình ảnh thì phải dùng hình ảnh đẹp và trang trọng). 
  • Nguyên tắc 4: Đặt tiêu đề email theo công thức: Họ và tên – Ứng tuyển vị trí… Công ty  ABC. Ví dụ: Trần Văn A – Ứng tuyển vị trí Giám đốc kinh doanh – Công ty Sky Travel

Mẫu Email khi gửi CV xin việc 

Mẫu email khi gửi CV xin việc
Mẫu email khi gửi CV xin việc

Kính gửi Ông/Bà…….

Tôi tên là Lê Phú An. Tôi biết từ một tin tuyển dụng  trên Hotelcareers.vn rằng công ty của bạn đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí…… Tôi coi công việc này là phù hợp với kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm đã tích lũy được của mình. 

Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh tế trường đại học kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm nhân viên kinh doanh tại Công ty ABC. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngừng học hỏi và làm việc chăm chỉ, tôi đã đạt danh hiệu best seller của năm. 

Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi không ngừng trau dồi kiến ​​thức trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các khóa học online như: Google Ads, Facebook, email marketing… Kỹ năng của tôi là ghi nhận tâm lý khách hàng , chăm sóc khách hàng, và quản lý dịch vụ khách hàng. 

Với kiến ​​thức, kinh nghiệm và  kỹ năng nêu trên, tôi tin rằng mình có thể hoàn thành tốt các yêu cầu của Quý công ty. Tôi  muốn  phỏng vấn trực tiếp để tôi có thể trình bày rõ ràng hơn về năng lực của mình. 

Tôi đính kèm vào email này sơ yếu lý lịch, CV, đơn xin việc, bằng cấp và chứng chỉ theo yêu cầu của quý công ty. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ dành thời gian để đánh giá nó. 

Xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được hồi âm sớm từ quý công ty.

Đến đây, Khoa Quốc Tế đã hướng dẫn đến bạn cách viết CV bằng tiếng Anh một cách hiệu quả và ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất. Tuy nhiên điều quan trọng nhất khi ứng tuyển vào một công việc đó chính là kinh nghiệm bạn đã tích lũy và những ấn tượng khi bạn phỏng vấn trực tiếp.

Và để có chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn có thể xem qua các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh hay gặp nhất khi phỏng vấn mà chúng mình đã tổng hợp nhé

Hãy cố gắng tích lũy càng nhiều kinh nghiệm thực tế nhất có thể để có thể giành được cơ hội làm việc tại những vị trí mà bạn yêu thích nhé.

Bình luận

Bài viết liên quan: