Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những ngành học đang “hot” nhất hiện nay. Với sự phát triển của hàng loạt các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,… đã cho thấy rằng ngành Thương mại điện tử đang dần trở nên xu hướng và thuật ngữ TMĐT không còn trở nên quá xa lạ.
Cùng với đó là sự phát triển như mạnh mẽ của Internet, TMĐT như một “ngành công nghiệp hái ra tiền” cho những bạn quan tâm và theo học ngành này. Các chuyên gia đã nhận định: “Thương mại điện tử ở Việt Nam ví như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”.
Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp, công ty đã bắt đầu xây dựng chiến lược đầu tư ở lĩnh vực thương mại điện từ này. Thu hút nhiều bạn trẻ mong muốn theo học ở ngành.
Vậy ngay sau đây hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về ngành thương mại điện tử nhé.
Nội dung
Giới thiệu chung về ngành thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán, thanh toán trực tuyến.
Đây là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, từ đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và giúp mở rộng phạm vi kinh doanh.
Các công ty thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử
Với sự phát triển vượt bậc của Internet, ngành thương mại điện tử đã gặt hái được những thành công nhất định. Đã có rất nhiều tỷ phú trên thế giới thành công trong lĩnh vực này, có thể kể đến như:
- Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO Amazon. Website Amazon.com đã trở thành một trong những trang web hàng đầu ở lĩnh vực thương mại điện tử.
- Jack Ma, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Alibaba. Jack Ma đã dẫn đường cho công ty Alibaba đạt được vị trí số 1 về Thương mại điện tử tại Trung Quốc và châu Á.
- Anthony Tan, đồng sáng lập kiêm CEO Grab. Không còn quá xa lạ, Grab đã trở thành dịch vụ gọi xe hàng đầu ở Đông Nam Á.
Top 3 công ty lớn nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử
- Top 3 công ty lớn nhất trên thế giới: Ebay, Amazon, Alibaba.
- Top 3 công ty lớn nhất tại Việt Nam: Tiki, Lazada, Adayroi.
Ngành thương mại điện tử đào tạo những kỹ năng gì
Ngành học thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành công nghệ thông tin và kinh doanh. Sinh viên Thương mại điện tử sẽ được trang bị nhóm kiến thức sau:
- Phát triển tư duy sáng tạo, lên ý tưởng khởi nghiệp, định hướng kinh doanh.
- Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh TMĐT trên các nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android).
- Tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Youtube, Facebook, Google.
- Quản trị doanh nghiệp, quản trị đơn hàng, bán hàng, nguồn nhân lực,…
- Chăm sóc khách hàng và phát triển hệ thống, nhà cung cấp.
Ngành thương mại điện tử ra làm công việc gì
Như đã đề cập, với sự phát triển của công nghệ trong thời điểm hiện tại và tương lai, ngành thương mại điện tử được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai.
Với những kiến thức được trang bị về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, ngoại ngữ, tin học, sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT có thể dễ dàng xin việc tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.
Một số gợi ý về vị trí làm việc cho Cử nhân ngành TMĐT như sau:
- Quản lý Thương mại điện tử: Quản lý các kênh bán hàng trực tuyến của công ty. Bao gồm các nền tảng như mạng xã hội, web, app. Đồng thời làm việc với bộ phận Marketing để lên kế hoạch bán hàng hiệu quả. Để làm được vị trí quản lý, bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm cũng như năng lực.
- Chuyên viên nghiên cứu Thương mại điện tử: Hỗ trợ team làm việc trên các kênh bán hàng của công ty. Cùng team lên chiến lược và lựa chọn kênh bán hàng hiệu quả.
- Chuyên viên Digital: Sinh viên ngành TMĐT hoàn toàn có thể làm về mảng digital và marketing vì chương trình TMĐT có 65% kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Đây cũng là lợi thế cho sinh viên ngành thương mại điện tử
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
- Khởi nghiệp doanh nhân: Tự xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực…
Ngành thương mại điện tử dễ xin việc không
Tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử trong năm 2016 trên thế giới đã vượt 1000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 17% mỗi năm, theo báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2017.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Lazada Việt Nam, bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2021 là năm khởi sắc ngành với thương mại điện tử. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng vượt bậc, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD năm 2025.
Từ những con số trên, không khó để nhận ra ngành thương mại điện tử đang trên đà phát triển không ngừng nghỉ và rất cần số lượng nhân lực lớn để làm việc. Chỉ với một cú click chuột trên Google, bạn sẽ nhận được 29.000.000 kết quả với cụm từ “tuyển dụng nhân viên Thương mại điện tử”.
Có thể thấy, đây là một ngành vẫn còn mới trên thị trường lao động nên sẽ rất cần nguồn nhân lực, sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành này.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Các khối ngành thi và trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử
Nhằm giúp bạn đọc có thể tìm hiểu về ngành dễ dàng hơn, mình đã có tổng hợp lại một số trường đại học đào tạo khối ngành thương mại điện tử chia theo khu vực.
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Thương mại.
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc).
- Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông – Đại học Thái Nguyên.
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế.
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM.
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM.
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
- Đại học Trà Vinh.
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
Để thi vào ngành thương mại điện tử, các sĩ tử có thể chọn ôn một trong những khối ngành sau:
- A00 (Toán – Lý – Hóa).
- A01 (Toán – Lý – Anh).
- A02 (Toán – Lý – Văn).
- C01 (Toán – Văn – Lý).
- D01 (Toán – Văn – Anh).
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về ngành thương mại điện tử và giúp bạn có thể đánh giá được ngành học có phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân hay không.
Rất mong những chia sẻ của mình sẽ có ích cho bạn trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Nếu bạn muốn Khoaquocte.vn làm thêm về ngành học nào khác, hãy để lại bình luận cho chúng mình biết nhé.