Ngành tài chính ngân hàng học trường nào đang là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh. Tài chính – ngân hàng là chuyên ngành đào tạo nhân viên, chuyên viên giải quyết các vấn đề liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ. Nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng lớn khiến ngành học này luôn nằm trong top các ngành học mà các bạn có thể lựa chọn. Trong bài viết này, Khoa Quốc Tế sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung
Ngành Tài chính ngân hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu ngành tài chính ngân hàng học trường nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngành Tài chính ngân hàng là gì trước nhé.
Tài chính – ngân hàng, tên gọi tiếng Anh là Finance and Banking. Đây là một ngành học khá rộng, bao quát toàn bộ những hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng.
Cụ thể đó là tập trung vào những lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần sử dụng công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.
Ngành Tài chính – ngân hàng cũng được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính, …
Ngành Tài chính ngân hàng học gì?
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được giảng dạy những kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; nắm bắt kiến thức vững chắc và thực hành tốt các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại.
Bên cạnh đó là kỹ năng phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định chính xác trong quản trị tài chính.
Hơn nữa, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp những vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi xảy ra rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Các bạn sinh viên sẽ được học những môn học cụ thể như: Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia, Thẩm định tín dụng, Ngân hàng thương mại, Quản trị Ngân hàng, Thanh toán quốc tế…
Đặc biệt không thể thiếu trong chương trình học đó là kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm, …
Theo ngành tài chính ngân hàng cần có những tố chất gì?
Để gắn bó lâu dài và thành công trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, người học cần:
- Có khả năng tính toán, tư duy logic và ghi nhớ tốt. Bởi làm ở lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa các bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt những con số và vô vàn phép tính phức tạp.
- Luôn trung thực, cẩn trọng, chính xác. Lý do là vì ngành Tài chính ngân hàng đòi hỏi làm việc trực tiếp với những số tiền lớn, cũng như là người tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và khách hàng.
- Có niềm đam mê, sáng tạo và năng động
- Giỏi ngoại ngữ và tin học. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi bất kỳ nghiệp vụ nào của lĩnh vực đều đòi hỏi biết dùng thành thạo tin học văn phòng.
- Chịu được áp lực, biết cách quản lý thời gian hiệu quả.
Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ làm việc ở đâu?
- Chuyên viên (CV) tín dụng ngân hàng
- CV kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- CV kinh doanh tiền tệ
- CV quản trị tài sản và nguồn vốn
- CV tài trợ thương mại
- CV phân tích tài chính doanh nghiệp
- CV định giá tài sản
- CV phân tích đầu tư chứng khoán
- CV mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Giảng viên giảng dạy ngành tài chính ngân hàng …..
Bạn sẽ làm việc ở đâu?
- Các ngân hàng thương mại
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm: các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư, …)
- Những cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương, Cục Thuế, Hải quan, …
- Công ty kiểm toán
- Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán
- Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn
- Phòng Kế hoạch – Tài chính của những trường đại học, học viện, cao đẳng
Xem thêm:
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất?
Ngành Tài chính ngân hàng là chuyên ngành được đào tạo trong các trường ĐH chuyên kinh tế – tài chính – Ngân hàng. Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, các trường ĐH đa ngành cũng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành này.
Thông thường, các trường xét tuyển qua tổ hợp môn đó là: A00, A01, D01, C01, D01, D03, D04, D06 và D07. Cùng Khoa Quốc Tế nhìn qua danh sách những trường Đại học tiêu biểu nhận đào tạo ngành Tài chính ngân hàng:
Tại khu vực phía Bắc:
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Thương Mại
- Trường Đại học Công nghiệp
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Công đoàn
- Trường Đại học Điện lực
Tại khu vực phía Nam:
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
- Trường Đại học kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF)
- Trường Đại học Kinh tế Luật
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Mở TP.HCM
- Trường Đại học Sài Gòn
Có nên theo học ngành tài chính ngân hàng không?
Vậy sau khi đã nắm rõ các thông tin về ngành tài chính ngân hàng học trường nào thì một số bạn còn thắc mắc thêm “Có nên học ngành này không?”. Câu trả lời là cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất lớn. Nếu các bạn đủ đam mê, nhiệt huyết thì hoàn toàn có thể theo học nhé.
Chắc hẳn qua bài viết, các bạn đã có câu trả lời được cho mình câu hỏi ngành tài chính ngân hàng học trường nào? Có nên học tài chính ngân hàng không? Và ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất đúng không nào? Nói tóm lại, điều quan trọng nhất khi các bạn quyết định theo ngành học này là phải xác định được xem mình có sở thích và mong muốn theo nó hay không. Hãy sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình bạn nhé. Khoa Quốc Tế chúc bạn học tốt.