Khối D78 là khối thi tổ hợp mới chuyên về các môn học ngoại ngữ. Khối D78 gồm những môn nào, ngành học nào và cơ hội việc làm ra sao? Bạn hãy cùng Khoa Quốc Tế giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới nhé! Đây chắc chắn là những thông tin hữu ích cho đợt tuyển sinh năm nay.
Nội dung
Khối D78 gồm những môn nào?
Chắc hẳn rất nhiều bạn thí sinh đang rất thắc mắc khối D78 gồm những môn nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp bên dưới bài viết.
D78 là khối thi khá mới, thiên về những môn ngoại ngữ và xã hội. Đây là khối thi phù hợp với các bạn đang theo học khối D. Khối D78 gồm những môn học đó là: Văn – Anh – KHXH. Thông thường khối D78 thường tập trung và ưu tiên vào bộ môn ngoại ngữ, có thể điểm môn ngoại ngữ sẽ được nhân hệ số 2.
Do đó, nếu các bạn lựa chọn xét tuyển khối D78 để đăng ký xét tuyển vào các ngành học, các bạn cần phải trau dồi thêm ngoại ngữ mỗi ngày.
Khối D78 xét tuyển ngành gì? Danh sách các ngành học khối D78
Khi nghiên cứu về khối D78, bên cạnh việc tìm hiểu khối D78 gồm những môn nào hoặc D78 là tổ hợp môn gì thì khối D78 học ngành gì cũng là điều quan trọng. Bên dưới là danh sách các ngành học mà các bạn có thể đăng ký theo học. Cùng theo dõi các bạn nhé!
Nhóm ngành ngôn ngữ
Một số ngành học điển hình mà bạn có thể tham khảo:
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Trung
- Ngôn ngữ Nhật
- …
Nhóm ngành Sư phạm
Nhóm ngành Sư phạm với các ngành học như:
- Tiếng Anh
- Tiếng Trung
- Tiếng Nhật
- Sư phạm Ngữ văn
- Sư phạm Lịch sử
- Giáo dục Tiểu học
- Sư phạm Địa lý
Nhóm ngành Kinh tế – quản trị – du lịch
Nhóm ngành Kinh tế – quản trị – du lịch với các ngành học:
- Quản trị du lịch và lữ hành
- Quản trị khách sạn
- Quan hệ công chúng
- Quản trị văn phòng
- Kinh tế
- Quản trị kinh doanh
- Du lịch
Nhóm ngành Luật – Báo chí – Truyền thông
Với các ngành học:
- Luật
- Báo chí
- Công tác xã hội
- Truyền thông
Nhóm các ngành khác
Phía bên dưới là một số ngành học mà bạn có thể đăng ký xét tuyển:
- Xã hội học
- Khoa học quản lý
- Việt Nam học
- Văn học
- Lịch sử
- Hán Nôm
- Chính trị học
- Thông tin học
- Triết học
- Khoa học thư viện
- Giáo dục đặc biệt
- Gia đình học
- Đông Nam Á học
- Quản lý Giáo dục
- Quốc tế học
- Thiết kế công nghiệp
Như vậy, ta có thể thấy khối D78 được áp dụng nhằm tuyển sinh đa dạng ngành nghề hoàn toàn khác nhau. Điều đó giúp các bạn có thêm cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực học của bản thân.
Xem thêm: English Vocabulary in Use
Các trường Đại học tuyển sinh khối D78
Ngoài những thắc mắc về khối D78 gồm những môn nào, học ngành nào cho phù hợp thì khối D78 gồm những trường đào tạo nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bạn. Để có thể lựa chọn cho bản thân một môi trường học phù hợp, các bạn cần cập nhật danh sách các trường xét tuyển khối D78.
Các trường tuyển sinh khối D78 tại khu vực miền Bắc
- Trường ĐH Khoa Học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội
- Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
- Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội
- Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân
- Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
- Trường ĐH Hạ Long …
Các trường tuyển sinh khối D78 tại khu vực miền Trung
- Trường ĐH Phạm Văn Đồng
- Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng …
Các trường tuyển sinh khối D78 tại khu vực miền Nam
- Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh
- Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
- Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh
- Trường ĐH Thủ Dầu Một
- Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai
- Trường ĐH Tiền Giang
- Trường ĐH Đà Lạt
- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Trường ĐH Bạc Liêu
- Trường ĐH Quang Trung
- …
Cơ hội việc làm đối với các ngành khối D78
Cũng giống như các khối thi khác, theo học các ngành khối D78, các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại một số vị trí sau:
- Đảm nhận các công việc về quản lý, quản trị trong các công ty, doanh nghiệp.
- Làm trong lĩnh vực liên quan đến du lịch, dịch vụ công.
- Trở thành giáo viên hoặc làm việc trong lĩnh vực sư phạm.
- Đảm nhận các công việc biên dịch hay phiên dịch…
Bí quyết ôn tập nâng cao điểm thi khối D78
Điểm khối D78 sẽ được tính điểm dựa trên công thức sau: Điểm xét tuyển = Trung bình tổng 3 môn KHXH + Văn + Tiếng Anh (nhân hệ số 2).
Môn Địa lý
Bạn cần bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Tuy nhiên, bạn cần có sự linh hoạt, tránh tình trạng “học tủ” và bị tủ đè đấy nhé.
Việc nắm vững kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng. Hãy tổng hợp các chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình học lớp 12 và các nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11.
Nên lập những bảng tổng kết ngắn gọn hay vẽ sơ đồ tư duy để dễ ôn tập, nắm vững những nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Ở mỗi vấn đề quan trọng, bạn chỉ cần nắm được từ khoá nói lên nội dung của vấn đề đó chứ không nên học thuộc lòng.
Luyện tập cách sử dụng Atlat để ôn tập kiến thức. Mỗi trang bản đồ trong Atlat ứng với từng bài học, từng chủ đề trong sách giáo khoa nên cần thường xuyên ứng dụng trong quá trình ôn tập.
Để ứng dụng Atlat hiệu quả, bạn xem kỹ trang 3 ký hiệu chung, nắm được nội dung những trang bản đồ thông qua trang 31 mục lục.
Xem thêm:
Môn Giáo dục Công dân
Đối với môn học này, kiến thức có bên trong SGK sẽ chiếm khoảng 70% và kiến thức liên hệ chỉ khoảng 30%. Thí sinh chỉ cần học kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt được 7 điểm rồi. Còn nếu muốn đạt điểm số cao hơn, bạn hãy tích cực theo dõi, cập nhật thông tin về những sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống – xã hội.
Một phương pháp mà bạn có thể ghi nhớ nhanh và lâu kiến thức đó là lập sơ đồ tư duy. Đây là cách hệ thống kiến thức khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau đó triển khai các nội dung chi tiết của các từ khóa trên sơ đồ.
Khi làm bài thi việc đầu tiên và quan trọng nhất mà các bạn cần biết đó là đọc kỹ đề. Bạn nên chọn đáp án là các thuật ngữ quen thuộc đã từng gặp trong quá trình ôn thi, chứ không phải sử dụng kiến thức/ cách nói thông thường.
Khi làm bài tình huống, thí sinh hãy đọc ngược từ câu hỏi, xem câu hỏi đề cập đến những nhân vật nào, nội dung gì… rồi mới đọc lên đoạn tình huống phía bên trên. Làm như vậy thì bạn sẽ nắm thông tin nhanh hơn.
Môn Lịch sử
Để việc nắm vững kiến thức được tốt, các bạn chia nhỏ những mốc lịch sử và gắn cho nó những ghi chú quan trọng. Học bằng phương pháp viết là cách cực kỳ hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất.
Cuối mỗi buổi học, bạn hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại các kiến thức đã ghi với những gì trong sách vở. Bạn cần có sự so sánh, đối chiếu các nội dung đã được học với nhau.
Một số cách học giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn:
- Nên thảo luận, trao đổi kiến thức cùng với bạn bè, thầy cô để có kết quả học tập tốt.
- Nên dùng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp cho việc tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.
- Nên học từng phần một, học đến đâu thì chắc đến đấy, không học lan man.
Môn Tiếng Anh
Cần nắm chắc những phần từ vựng, ngữ pháp nằm trong khung chương trình lớp 12. Thông thường những câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản thì sẽ chủ yếu các bạn biết về các chủ điểm như: mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp hay trong danh động từ, từ vựng.
Khi học, hãy chuẩn bị một quyển sổ nhỏ nhằm ghi chú lại các từ ngữ mới hoặc những cấu trúc lạ hiếm gặp. Không ngừng làm thêm các bài tập về phần Reading để tăng vốn từ vựng.
Cần cân đối thời gian học sao cho phù hợp giữa các phần. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 3 tiếng để học và chia nhỏ thời gian. Ví dụ, bạn có thể dành 60 phút để luyện đề, 30 phút chữa đề, 30 phút học từ mới và 60 phút để làm thêm các phần bài tập bạn thường giải sai khi luyện đề.
Môn Ngữ Văn
Hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ đọc hiểu đến nghị luận xã hội và nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề… Cần sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ.
Chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình, trừ phần Bộ giảm tải.
Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.
Nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được sự hiểu biết nhất định.
Cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích, …
Hy vọng những thông tin mà Khoa Quốc Tế vừa mới chia sẻ bên trên sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về khối D78 gồm những môn nào hoặc khối D78 xét tuyển những môn gì? Kỳ tuyển sinh năm 2023 sắp đến, hy vọng các bạn sẽ học bài thật tốt và đạt được kết quả tốt nhất. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết các bạn nhé!
Các bạn có thể tham khảo thêm các ngành học và khối thi khác tại chuyên mục hướng nghiệp của Khoa Quốc Tế để có thêm nhiều lựa chọn cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới bạn nhé.