7 bước để hướng nghiệp cho học sinh THPT chi tiết nhất

Banner back to school tháng 7

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là hoạt động quan trọng giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin bước vào con đường chinh phục cánh cửa Đại học. Qua đó, các em sẽ hạn chế được những rủi ro làm trái ngành, thất nghiệp sau khi ra trường. Trong bài viết này, Khoa Quốc Tế sẽ giúp bạn tổng hợp những bước để định hướng nghề nghiệp chính xác nhất.

Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng giúp các bạn hiểu bản thân mình

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn cần hiểu biết rõ bản thân mình, biết mình đam mê với lĩnh vực nào, có năng lực ở nhóm công việc gì, muốn làm nghề gì và trở thành ai trong tương lai.

Việc hiểu rõ bản thân giúp các bạn có được động lực để vượt qua được các định kiến nghề nghiệp của xã hội, có cơ sở để không phải chọn theo số đông.

Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng giúp các bạn hiểu bản thân mình
Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng – Hướng nghiệp cho học sinh THPT

Hơn nữa, việc hiểu rõ chính mình giúp các bạn có niềm tin vào bản thân, xác định mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp. Gia đình và nhà trường không nên ép buộc hoặc có những lời khuyên mang tính giả định gây hoang mang tâm lý của các em thay vào đó cần thể hiện rõ vai trò đồng hành, khuyên nhủ, động viên, chia sẻ.

Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích của bản thân

Thế mạnh và sở thích chính là 2 yếu tố luôn song hành cùng nhau trong việc lựa chọn ngành, chọn nghề trong việc hướng nghiệp cho học sinh THPT. Việc xác định đúng thế mạnh và sở thích giúp cho các bạn học sinh THPT lựa chọn được ngành nghề mang lại hứng thú, phát huy thế mạnh.

Chẳng hạn, khi các bạn có mong muốn trở thành bác sĩ và đặt mục tiêu thi vào các trường Đại học Y Dược thì điểm thi Đại học gần như tuyệt đối.

Tuy nhiên, nếu xác định được năng lực của bản thân có thể không đạt đến mức đó, bạn có thể chọn các ngành khác với mức điểm thấp hơn như: Dược học, Kỹ thuật phục hồi chức năng,… Vì vậy, bạn sẽ vừa có thể làm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích, vừa làm công việc phù hợp với năng lực.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Để có thể xác định được cùng lúc cả 2 yếu tố này, các bạn cần phải thực hiện những bài trắc nghiệm tính cách như: MBTI, Holland Codes, Big Five (OCEAN), Enneagram,…

Bước 3: Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không

Nói đến sự phù hợp, các bạn học sinh cần xác định các yếu tố liên quan đến ngành, nghề mà bản thân dự định lựa chọn. Cụ thể như: Điều kiện kinh tế của gia đình có đáp ứng được mức học phí, ngoại hình của mình có phù hợp với ngành nghề hay không? Chiều cao hoặc sức khỏe của bản thân có đáp ứng được yêu cầu của ngành,…

Điều này rất quan trọng bởi khi chúng ta xác định được thế mạnh, đam mê, nhưng lại không đáp ứng được những yếu tố về sự phù hợp kể trên thì phải đối diện với nhiều áp lực.

Bước 3: Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không
Bước 3: Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề? – Hướng nghiệp cho học sinh THPT

Trong điều kiện, nếu các bạn ước mơ trở thành Công an nhưng có tiền sử liên quan đến các bệnh như tim mạch thì rất khó để theo nghề. Đây cũng là một yếu tố cần lưu ý trong việc hướng nghiệp cho học sinh THPT.

Xem thêm: Was were

Bước 4: Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn – Hướng nghiệp cho học sinh THPT

Sau khi xác định được các yếu tố liên quan đến bản thân, các bạn học sinh cần tìm hiểu, nghiên cứu về ngành, nghề mình dự định chọn và nhu cầu nhân lực trong tương lai. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì có rất nhiều ngành nghề có nguy cơ biến mất.

Vì vậy, các bạn cần xác định được trong những năm tới, ngành nghề mình định chọn có nguy cơ bị bão hòa hay không, thị trường lao động và xu hướng việc làm tăng hay giảm, tỉ lệ cạnh tranh như thế nào, …

Sau khi tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT thì các bạn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn thông qua internet, các diễn đàn, hội nhóm trên những kênh mạng xã hội,… hoặc qua chính những người đi trước, …

Hơn nữa, thầy/cô và ba mẹ chính là nguồn tìm hiểu thông tin đáng tin cậy nhất. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, kịp thời và khách quan nhất đối với con em mình.

Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu ứng tuyển

Yếu tố về việc xây dựng hồ sơ học tập nổi bật để có thể đáp ứng yêu cầu ứng tuyển đối với ngành nghề lựa chọn theo học khá quan trọng trong việc hướng nghiệp cho học sinh THPT.

Do đó, sau khi đã lựa chọn được ngành, nghề phù hợp, bạn cần lên kế hoạch học tập một cách cẩn thận và sát sao để đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có kế hoạch tham gia những cuộc thi về học tập/tài năng, các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa như: tình nguyện,…

Việc này giúp hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu đầu vào của nhiều trường hoặc của ngành, nghề mình lựa chọn. Chẳng hạn, nếu các bạn đang có định hướng chọn ngành Kiến trúc thì việc học thêm kỹ năng vẽ là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia hoạt động gây quỹ từ hoạt động vẽ tranh,… để có thể làm nổi bật portfolio cá nhân.

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm một số công việc liên quan đến ngành nghề mình chọn

Việc tự trải nghiệm, tham gia thực hành giúp các bạn học sinh nhìn nhận được công việc tương lai dưới góc độ thực tiễn hơn. Từ đó, các bạn sẽ có sự hình dung chính xác hơn về công việc của mình. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm, đánh giá đúng đắn hơn về sự phù hợp của bản thân đối với ngành, nghề.

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm một số công việc liên quan đến ngành nghề mình chọn
Tự trải nghiệm hoặc làm một số công việc liên quan đến ngành – Hướng nghiệp cho học sinh THPT

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham gia những sự kiện Career Days hoặc chương trình kiến tập/thực tập của các trường Đại học, doanh nghiệp để có cơ hội cọ xát với thực tế. Đây là những cơ hội để lắng nghe, trao đổi với những chuyên gia, những người đi trước trong lĩnh vực nhằm mở mang tầm nhìn về ngành, nghề mình dự định chọn lựa.

Đây là hoạt động khá hữu ích trong việc hướng nghiệp cho học sinh THPT mà các bạn nên tham gia để có những trải nghiệm thực tế về ngành định theo học.

Xem thêm:

Bước 7: Chuẩn bị sẵn cho một phương án khác

Sau khi đã xác định được những yếu tố kể trên, các bạn học sinh cũng nên chọn phương án dự phòng nếu không đạt được nguyện vọng. Điều này giúp bạn, gia đình yên tâm và có quá trình ôn luyện tốt nhất nhằm chinh phục được mục tiêu.

Chuẩn bị hướng đi khác - Hướng nghiệp cho học sinh THPT
Chuẩn bị hướng đi khác – Hướng nghiệp cho học sinh THPT

Giả sử, nếu như các bạn mong muốn theo đuổi ngành Xã hội học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thì các bạn có thể đặt phương án dự phòng trong trường hợp không đủ điểm đậu vào ngành này thì có thể chọn ngành Công tác xã hội với mức điểm thấp hơn.

Có thể thấy, việc hướng nghiệp cho học sinh THPT không đơn giản chỉ là chọn ngành, chọn nghề. Việc này cần trải qua nhiều giai đoạn mà ý nghĩa chính của các giai đoạn này là giúp các bạn học sinh xác định đúng bản thân và các mong muốn của mình.

Từ đó, các bạn sẽ có các phương án chủ động từ khi còn trong quá trình học đến khi đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Việc định hướng ngành nghề, tư vấn chiến lược học tập, lộ trình ứng tuyển và phát triển kỹ năng cho học sinh là 4 yếu tố quan trọng, các thầy cô, quý phụ huynh và các bạn nên có định hướng theo từng giai đoạn cụ thể:

  • Lớp 9 và lớp 10: Khám phá – Ngay từ khi vào lớp 9, các em sẽ bắt đầu tìm hiểu cho bản thân những ngành nghề tiềm năng và khám phá thế mạnh của mình thông qua bài trắc nghiệm. Đồng thời, những tài liệu Cẩm nang hướng nghiệp được chia sẻ bởi các thầy cô cố vấn sẽ là thông tin hữu ích về ngành nghề trong tương lai và các yêu cầu liên quan tới ngành học.
  • Ở lớp 11: Tăng tốc – Sau quá trình tìm hiểu về bản thân, trải nghiệm thực tế, bạn cần tự thiết kế lộ trình học tập phù hợp với đam mê của mình. Đây chính là bước đệm để bạn hướng đến ngành nghề và trường Đại học mà bản thân theo đuổi trong tương lai.
  • Lớp 12: Về đích – Những bạn học sinh Lớp 12 sẽ được khuyến khích dành thời gian tham quan các trường Đại học để tìm hiểu tình hình thực tế. Các em cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của các Cố vấn học tập để chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để ứng tuyển đại học.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu 7 bước đơn giản để hướng nghiệp cho học sinh THPT. Bạn có thể tham khảo bài viết giống như lộ trình để xác định nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được Khoa Quốc Tế giải đáp nhé!

Bình luận

Bài viết liên quan: