GPA là gì? Thang điểm, cách tính và quy đổi GPA chính xác nhất

Banner học bổng hè 26 triệu

GPA là gì? Nếu là học sinh, sinh viên bạn chắc chắn đã từng nghe qua khái niệm niệm này. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ thông tin về cách tính điểm GPA và quy đổi thang điểm chính xác. Hôm nay, Khoaquocte sẽ bật mí tất tần tật về GPA, cùng tìm hiểu nhé!

Điểm GPA là gì?

GPA – Grade Point Average là điểm trung bình của các môn học mà bạn có được sau khi tham dự một khoá học, một kỳ học hay một bậc học. Điểm GPA được sử dụng để làm hư thước đo nhằm phản ánh kết quả học tập của một cá nhân.

Điểm GPA là gì
Điểm GPA là gì

Bên cạnh đó, GPA còn ảnh hưởng đến kết quả xét du học hay xin học bổng. Trên thực tế, rất nhiều trường đại học ưu tiên lựa chọn du học sinh có điểm GPA. Vì vậy, cải thiện GPA giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển và nhận học bổng du học cao hơn.

Một số thuật ngữ liên quan đến GPA

GPA là gì Thang điểm, cách tính và quy đổi GPA chính xác nhất
Một số thuật ngữ liên quan đến GPA – GPA là gì

Weighted GPA là gì?

Weighted GPA có ý nghĩa là điểm GPA có trọng số. Nếu xét theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0.

Ví dụ:

  • Một học sinh trong lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A thì tương đương với GPA 5.0
  • Một học sinh trong lớp honor (lớp nâng cao) đạt điểm A thì tương đương với GPA 4.5
  • Một học sinh trong lớp IP (lớp bình thường) đạt điểm A thì tương đương với GPA 4.0.

GPA out of là gì?

Đây là một trong những thuật ngữ sử dụng để chỉ thang điểm GPA, theo sau cụm từ này sẽ là một con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 có nghĩa là GPA được tính theo thang số 4. Nếu GPA out of 10 thì có nghĩa là GPA được tính theo thang số 10.

Cumulative GPA là gì?

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (viết tắt là CGPA) là thuật ngữ sử dụng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Một số trường học tại nước ngoài còn dùng cả 2 loại điểm là GPA và điểm CGPA.

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Cumulative GPA là gì?
Cumulative GPA là gì?

Trong đó GPA là điểm trung bình của 1 học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy cho toàn bộ khóa học đó.

CPA là gì?

Ngoài GPA, một số trường ĐH, trong đó có những trường ở Việt Nam còn dùng thuật ngữ CPA. CPA thực chất cũng tương tự giống như Cumulative GPA như đã được đề cập bên trên. Theo quy định của một số trường thì CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy còn GPA lại là điểm trung bình của một học kỳ.

Thang điểm GPA

Thang điểm GPA được sử dụng phổ biến hiện nay đó là thang điểm 4. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể quy định 1 thang điểm hoàn toàn khác nhau nhằm đánh giá và phân loại học sinh/ sinh viên. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta cần biết cách quy đổi thang điểm GPA.

Thang điểm GPA
Thang điểm GPA – GPA là gì

Hầu hết những quốc gia phương Tây đều sử dụng thang điểm GPA bằng chữ – letter grade (A, B, C, D, F) nhằm đánh giá kết quả học tập của các bạn học sinh, sinh viên. Tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, thang điểm này lại được chia thành các mức nhỏ hơn như A+, A, A-,…

Tại Việt Nam, chúng ta sử dụng 3 thang điểm phổ biến nhằm đánh giá kết quả học tập là thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4. Cụ thể như sau:

Thang điểm 10

Thang điểm này thường sử dụng nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Rất nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học cũng đã áp dụng thang điểm này trong chương trình dạy học. Có thể nói, đây chính là thang điểm thông dụng nhất tại Việt Nam.

Thang điểm này có 5 mức là: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. Mỗi tháng sẽ có một mức quy định hoàn toàn khác nhau.

Thang điểm chữ

Đối với những sinh viên đang theo học bậc cao đẳng, ĐH áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì quá trình đánh giá kết quả học tập sẽ dựa trên thang điểm chữ. 

Thông tin cụ thể như sau:

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+: loại Khá giỏi
  • B: loại Khá
  • C+: loại Trung bình khá
  • C: loại Trung bình
  • D+: loại Trung bình yếu
  • D: loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được sử dụng khi muốn tính điểm GPA của một học kỳ, năm học hay điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa dành cho các bạn sinh viên bậc cao đẳng, Đại học học theo hệ tín chỉ:

Xếp loại học lực theo thang điểm 4:

  • Xuất sắc: Điểm GPA dao động từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA dao động từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA dao động từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA dao động từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

Xem thêm:

Cách tính GPA 

GPA bậc đại học

Tùy thuộc vào quy định của từng trường học, từng khóa học mà cách tính điểm GPA sẽ có sự thay đổi khác biệt. Đối với bậc học Đại học, cách tính điểm GPA sẽ tương tự như cách tính điểm theo hệ thống giáo dục của nước Mỹ.

Thêm vào đó, điểm trung bình môn ở những trường học tại Việt Nam thường sẽ gồm: 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ. Tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào từng môn học (ví dụ: 10%, 20%, 70%…)

Cách tính điểm GPA bậc đại học
Cách tính điểm GPA bậc đại học – GPA là gì

GPA bậc THPT

Đối với những bạn muốn đi du học khi còn học chương trình THPT, các bạn cần lưu ý cách tính điểm như sau:

Cách tính điểm GPA bậc THPT
Cách tính điểm GPA bậc THPT – GPA là gì

Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm học bậc Trung học phổ thông của bạn là 6.8 – 7.2 – 7.9 thì điểm GPA sẽ được tính:  GPA=(6.8 + 7.2 + 7.9)/3 = 7.3

Như vậy, nếu xem xét trên thang điểm 10 thì GPA của bạn là 7.3

Với 2 công thức tính GPA cơ bản đã được nêu ở phía trên, bạn hoàn toàn có thể tự tính được GPA theo bậc học của mình. Sau đó, bạn mang đi so sánh với tiêu chí nhập học của các trường nước ngoài và biết được bản thân có đáp ứng được những yêu cầu của trường hay không?

Phải đạt GPA ít nhất bao nhiêu để có thể du học?

Tùy thuộc vào nơi bạn lựa chọn ứng tuyển đi du học. Mỗi ngôi trường thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có tiêu chuẩn về điểm GPA là khác nhau.

Trong hầu hết trường hợp, bạn cần đáp ứng điều kiện về GPA mà trường bạn có ý định học tập đưa ra để đủ điều kiện xét duyệt hồ sơ. Thông thường, các trường có yêu cầu điểm trung bình từ 3.0 hoặc B trở lên.

Điểm GPA đầu vào tham khảo của những trường ĐH trên thế giới ra sao?

  • Tại nước Mỹ: MIT, Stanford, Princeton, Duke, Brown, Columbia: Mức điểm từ > 3.5 – 3.75
  • Tại nước Canada: McGill, Toronto, Simon Fraser, Montreal, Winnipeg: Mức điểm từ > 3.2 – 3.5
  • Tại nước Australia: Melbourne, Sydney, Monash, Queensland: Mức điểm từ > 3.0 – 3.5

Có cần phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để đạt được GPA cao không?

Thực tế, các hoạt động ngoại khóa không giúp các bạn nâng cao mức điểm GPA của mình. Tuy nhiên, tham gia hoạt động giúp bạn ghi điểm trong mắt các thầy cô khi xét duyệt hồ sơ xin du học của bạn. 

Có cần phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để đạt được GPA cao không?
Có cần phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để đạt được GPA cao không? – GPA là gì

Cách quy đổi điểm GPA chuẩn như thế nào?

Bên dưới là cách quy đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm GPA theo hệ thống giáo dục Mỹ và Châu Âu đúng chuẩn.

Thang điểm 10Thang điểm chữThang điểm 4 (GPA)Thang điểm IGCSE (Anh Quốc)Xếp loại
9.0 – 10.0A+4.0A*Giỏi
8.5 – 8.9A4.0AGiỏi
8.0 – 8.4B+3.5BKhá giỏi
7.0 – 7.9B3.0CKhá
6.5 – 6.9C+2.5C+Trung bình khá
5.5 – 6.4C2.0CTrung bình
5.0 – 5.4D+1.5D+Trung bình yếu
4.0 – 4.9D1.0DYếu
< 4.0F0U (IGCSE Ungraded)Kém (không đạt)

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong GPA là gì và những thông tin liên quan đến GPA. Việc nắm vững thông tin về GPA giúp bạn xây dựng chương trình học phù hợp nhằm đạt được kết quả mong muốn. Khoaquocte.vn chúc bạn học tốt!

Bình luận

Bài viết liên quan: