Trường Đại học Luật Hà Nội từ lâu nổi tiếng là trường Đại học chuyên ngành luật pháp hàng đầu tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý của nhà nước về giáo dục bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh chất lượng đào tạo thì thư viện trường Đại học Luật Hà Nội cũng nổi tiếng với cơ sở vật chất đồ sộ. Theo chân Khoa Quốc Tế khám phá ngay các bạn nhé!
Nội dung
Giới thiệu chung về trường Đại học Luật Hà Nội
Trước khi khám phá những điều thú vị về thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chung về ngôi trường này nhé.
Trường được thành lập vào 10/11/1079 với tên là trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Đến 10/1982, trường sáp nhập thêm Trường Cao đẳng tòa án và đến 6/7/1993 và chính thức đổi tên thành trường Đại học Luật Hà Nội (Hanoi Law University – HLU).
Trường đào tạo chính về ngành Luật trong đó có những chuyên ngành khác nhau như: Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, chương trình liên kết nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký học ngành Ngôn ngữ Anh tại trường.
Mục tiêu của trường đến 2030 trở thành trường Đại học trọng điểm của quốc gia trong lĩnh vực đào tạo cử nhân chuyên về pháp luật. Trường cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý đi đầu trong cả nước và có vị thế lớn mạnh trong khu vực.
Cơ sở vật chất về trường Đại học Luật Hà Nội
Cơ sở của trường Đại học Luật Hà Nội toạ lạc tại số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở này có diện tích rộng lên đến 10.000m², trong đó diện tích sàn xây dựng là: 30.800 m².
Không gian được chia thành 70 phòng học, giảng đường; 02 hội trường lớn 400 và 700 chỗ ngồi, 02 phòng học đa phương tiện, 02 phòng thực hành tin học, thư viện. Tất cả hướng đến môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời nhất cho sinh viên.
Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội
Vậy thư viện trường Đại học Luật Hà Nội có gì? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé.
Thư viện trường đại học Luật Hà Nội rộng 2.173m², đã tổ chức hệ thống phòng đọc, phòng mượn nhằm phục vụ cho các đối tượng bạn đọc. Diện tích phòng đọc dành cho các bạn sinh viên tự học/nghiên cứu/tra cứu tài liệu là 389 m².
Thư viện của trường hiện có 103 đầu tạp chí, 16.327 đầu sách (191.569 cuốn). Trong đó, 178 đầu giáo trình; 10.697 đầu sách tham khảo; 5.062 luận văn, luận án; 203 đầu đề tài liên quan đến nghiên cứu khoa học; 187 đầu tài liệu hội thảo khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý thư viện từ năm 1998. Toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ, tra cứu, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý đọc… tại đây đều thực hiện thông qua phần mềm Libol. Hệ thống máy tính cũng được kết nối internet, kết nối với 2 cơ sở dữ liệu pháp luật hàng đầu đó là West Law và Hein online.
Nhà trường đang triển khai xây dựng nguồn tài liệu điện tử gồm có các giáo trình; luận văn, luận án; các công trình nghiên cứu khoa học; Tạp chí luật học…; số hoá những tài liệu quý hiếm.
Thành tựu trường Đại học Luật Hà Nội
Trong những năm qua, Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo ra cho đất nước hơn 100.000 cán bộ pháp lý với các cấp bậc và trình độ khác nhau:
- Trên 157 tiến sĩ Luật học
- Hơn 890 thạc sĩ Luật học
- Hơn 90.000 cử nhân Luật
- Hơn 500 người có bằng cao đẳng
- Hơn 6.000 người có bằng trung cấp luật
Với những thành tích nổi bật trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trường đã được Nhà nước trao tặng rất nhiều giải thưởng cao quý:
- Năm 2014: Huân chương Độc lập hạng Nhì
- Năm 1994, 2019: Huân chương Lao động hạng Nhất
- Năm 1989: Huân chương Lao động hạng Nhì
- Năm 1980: Huân chương Lao động hạng Ba
- Và nhiều năm được nhận cờ thi đua của ngành Tư pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Xem thêm:
Tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2023
Bên cạnh việc tìm hiểu về thư viện trường đại học Luật Hà Nội, chúng ta hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường năm 2023 có số lượng chỉ tiêu xét tuyển như thế nào nhé.
Năm 2023, trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.500 chỉ tiêu đối với bậc Đại học. Các phương thức tuyển sinh gồm có: xét tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường.
Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng những thí sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. (50 chỉ tiêu)
- Phương thức 2: Xét tuyển những thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia được tổ chức bởi Đài truyền hình Việt Nam tổ chức (10 chỉ tiêu)
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT (1040 chỉ tiêu)
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc tương đương ((đối với những bạn đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với Đại học Arizona, Hoa Kỳ).
Chỉ tiêu đối với từng ngành học
Các ngành đào tạo đại học | Mã ngành | Tổ hợp môn thi/ xét tuyển | Chỉ tiêu |
Luật | 7380101 | A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 | 1.550 |
Luật Kinh tế | 7380107 | A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 | 550 |
Luật Thương mại quốc tế | 7380109 | A01, D01 | 200 |
Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) | 7220201 | A01, D01 | 200 |
TỔNG | 2.500 |
Trong đó: 1.550 chỉ tiêu của ngành Luật sẽ được phân bổ như sau:
- 1.190 chỉ tiêu dành cho trụ sở chính Hà Nội
- 200 chỉ tiêu dành cho Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk
- 60 chỉ tiêu dành cho các bạn học sinh học tại những trường dự bị dân tộc
- 100 chỉ tiêu dành cho Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona (Hoa Kỳ)
Bên trên là thông tin về Đại học Luật Hà Nội và thư viện trường Đại học Luật Hà Nội. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội xứng đáng là nơi để bạn gửi gắm 4 năm thanh xuân của mình. Khoa Quốc Tế chúc bạn học tốt và đỗ vào ngôi trường mà mình mong muốn.
Các bạn có thể ghé thăm chuyên mục trường học của Khoa Quốc Tế để cập nhật những thông tin tuyển sinh mới nhất của các trường đại học năm 2023 bạn nhé.