Y đa khoa hay y khoa là ngành học đang nhận được sự quan tâm của sinh viên và phụ huynh. Khi theo học ngành này thì từ năm 2 trở đi bạn sẽ được học chuyên sâu hơn về các chuyên ngành của y khoa, từ đó định hướng, học hỏi kỹ càng hơn về ngành bản thân muốn làm việc sau này. Vậy hãy cùng Khoa Quốc Tế tìm hiểu xem y đa khoa gồm những chuyên ngành nào?
Nội dung
Ngành y đa khoa là gì?
Y đa khoa hay y khoa (Medicine/General Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa với kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng.
Y đa khoa yêu cầu các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kiến thức về các phương pháp điều trị mới nhất và kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân. Y đa khoa cũng cần có khả năng quản lý tốt, tìm kiếm và áp dụng các giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân.
Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào?
Y đa khoa là ngành học vô cùng rộng lớn. Tùy vào khả năng, trình độ chuyên môn và sở thích bạn có thể chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp. Vậy y đa khoa gồm những chuyên ngành nào?
Chuyên khoa nội
Nội khoa chuyên chẩn đoán, điều trị, đưa ra phương án phòng bệnh và điều trị các loại bệnh trong cơ thể như: thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp,… đồng thời thực hiện khám lâm sàng những triệu chứng khó chịu và không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ nội khoa tổng quát có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau hoặc có thể ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau như: lupus ban đỏ, phù cứng bì có thể ảnh hưởng đến thần kinh da, phổi, thận và các bộ phận khác.
Các bác sĩ nội khoa còn rất am hiểu các lĩnh vực chuyên khoa phụ về tim mạch, phổi, thận và huyết học…giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan truyền nhiễm, lao phổi, ký sinh trùng,…
Chuyên khoa ngoại
Khoa ngoại chuyên điều trị các bệnh ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Đặc biệt là những phẫu thuật liên quan đến yếu tố thẩm mỹ, thì lựa chọn điều trị ngoại khoa luôn là lựa chọn hàng đầu.
Một số loại bệnh lý thuộc khoa ngoại như:
- Về hệ tiêu hóa: ung loét tiêu hóa, ung thư dạ dày,…
- Về cơ quan chức năng bên trong cơ thể: sỏi túi mật, lá lách, viêm ruột,…
- Về trực tràng – hậu môn: Ung thư đại trực tràng, Trĩ ngoại,…
- Về hô hấp: Thực quản, Chứng tràn khí màng phổi,…
Chuyên khoa nhi
Đây là một trong bốn phân ngành y đa khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm:
- Nhi khoa tổng quát
- Nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá)
- Phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu)
- Nhi khoa sơ sinh
- Các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành này là đào tạo ra các bác sĩ nhi khoa có y đức, lòng yêu trẻ và bên cạnh đó còn cần có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng nghề nghiệp để khám, chữa bệnh và giải quyết các vấn đề phát sinh đến sức khỏe trẻ em.
Chuyên ngành sản khoa
Đây cũng là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng của khối lâm sàng. Sản khoa có chức năng chẩn đoán, điều trị các bệnh lý và dự phòng sức khỏe của nữ giới bao gồm tất cả phụ nữ còn độc thân hoặc đã mang thai, sinh con. Chuyên ngành này được phân thành 2 loại sản là sản khoa và phụ khoa.
Thời gian học chuyên ngành sản khoa là 6 năm đối với hệ Đại học. Thông thường, bạn có thể chọn lựa học về sản phụ khoa vào những năm cuối đại học hoặc học những lớp đào tạo chuyên sâu.
Chuyên khoa mắt
Khoa mắt hay còn được gọi là nhãn khoa. Khoa mắt có chứa năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho tất cả mọi người nhằm khám tổng quát, kiểm tra tật khúc xạ, chẩn đoán bệnh, điều trị bằng các phương pháp khoa học tiên tiến bao gồm điều trị bằng laser và phẫu thuật.
Ngoài ra chuyên ngành nhãn khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do các nguyên nhân khác nhau.
Điều trị các bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: cận thị, loạn thị, đau mắt hột, mỏi mắt, lẹo, lệch khúc xạ, rối loạn sắc giác, tăng nhãn áp, viêm bờ mi, bong giác mạc, cườm thuỷ tinh thể, bệnh Eales, Glôcôm, bệnh võng mạc, lé, khiếm thị,…
Chuyên khoa tai mũi họng
Chuyên ngành này chuyên khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng thông thường, khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,…
Một số bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, viêm amidan, ù tai, viêm tai giữa, viêm mũi không do dị ứng, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, thủng màng nhĩ, ung thư thanh quản, ung thư cổ họng,…
Chuyên khoa da liễu
Chuyên ngành này sẽ đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS.
Một số bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, giang mai, sùi mào gà, nấm, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào đáy, ung thư hắc tố, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, nốt ruồi,…
Xem thêm:
Chuyên khoa y học cổ truyền
Khoa Y học cổ truyền là sự kết hợp các phương pháp Đông Y với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, giác hơi, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, khí công dưỡng sinh để điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, đau dây thần kinh , rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não,…
Một số bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính,…
Các kỹ thuật y học cổ truyền đang triển khai mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị như: điện châm, hào châm, ôn châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bấm huyệt, cứu điếu ngải,…
Chuyên khoa phục hồi chức năng
Đây là chuyên ngành thuộc khối y học lâm sàng, là một chuyên khoa đặc biệt có chức năng trị liệu bằng các biện pháp y học truyền thống lẫn công nghệ hiện đại, dưới sự hỗ trợ của các lĩnh vực y học liên quan.
Chuyên khoa này giúp hỗ trợ sức khỏe và phục hồi các chức năng, năng lực vận động và nhận thức tâm lý vốn có, đã mất đi, suy giảm hoặc tiềm ẩn của cơ thể. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được phân chia thành 4 lĩnh vực chuyên môn, gồm:
- Vận động trị liệu
- Vật lý trị liệu
- Hoạt động trị liệu
- Ngôn ngữ trị liệu
Bạn có phù hợp với ngành y đa khoa?
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về y đa khoa gồm những chuyên ngành nào, chắc hẳn bạn cũng sẽ quan tâm đến việc mình có phù hợp với ngành học này hay không? Vậy để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực này bạn cần phải có:
Có sức khỏe tốt: Y đa khoa yêu cầu có một sức khỏe tốt để có thể hoạt động một cách hiệu quả trong môi trường cấp cứu hoặc làm việc với bệnh nhân. Sức khỏe tốt sẽ giúp bạn chịu đựng được thời gian làm việc dài và căng thẳng.
Khả năng giải quyết vấn đề: Y đa khoa yêu cầu giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả trong tình huống khẩn cấp nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.
Sự chăm chỉ và tận tụy: Y đa khoa yêu cầu sự chăm chỉ và tận tụy trong cả việc học tập và làm việc. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong ngành này.
Sự nhạy bén và cẩn thận: Y đa khoa yêu cầu sự nhạy bén và cẩn thận trong việc xử lý thiết bị, đánh giá tình trạng bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật. điều này đem lại những kết quả chính xác và an toàn.
Sự quan tâm đến sức khỏe và tình trạng sức khỏe của người khác: Y đa khoa yêu cầu sự quan tâm đến sức khỏe và tình trạng của người khác.
Ngành y đa khoa thi khối nào?
Mã ngành y đa khoa là 7720101. Bạn có thể xét tuyển vào ngành y đa khoa theo một trong các khối thi sau:
Khối thi | Tổ hợp môn |
A00 | Toán học, Vật lý, Hoá học |
A02 | Toán học, Vật lý, Sinh học |
B00 | Toán học, Hoá học, Sinh học |
B01 | Toán học, Sinh học, Lịch sử |
B03 | Toán học, Ngữ văn, Sinh học |
B04 | Toán học, Sinh học, GDCD |
C08 | Ngữ văn, Hoá học, Sinh học |
D01 | Toán học, Ngữ văn, Anh văn |
D07 | Toán học, Hoá học, Anh văn |
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành y đa khoa
Ngoài việc tìm hiểu y đa khoa gồm những chuyên ngành nào thì việc chọn một ngôi trường phù hợp với khả năng cá nhân cũng là điều mà các bạn quan tâm. Dưới đây là tổng hợp danh sách các trường xét tuyển ngành y đa khoa năm 2023.
Các trường đào tạo ngành y đa khoa khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường ĐH Y Hà Nội | 28.15 |
2 | Trường ĐH Y dược – ĐHQG Hà Nội | 27.3 |
3 | Trường ĐH Y dược Thái Bình | 26.3 |
4 | Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương | 25.4 |
5 | Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam | 25.55 |
6 | Trường ĐH Y dược Hải Phòng | 25.6 – 26.2 |
7 | Học viện Quân Y | 23 – 28.3 |
8 | Trường ĐH Y dược Thái Nguyên | 25.75 |
9 | Trường ĐH Đại Nam | 22 |
10 | Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 26 |
11 | Học viện An ninh Nhân dân (gửi đào tạo Học viện Quân y) | 15.1 – 15.64 |
12 | Trường ĐH Phenikaa | 23 |
13 | Trường ĐH Kinh Bắc | 22 |
Các trường đào tạo ngành y đa khoa khu vực miền Trung & Tây Nguyên
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường ĐH Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa | 26.8 |
2 | Trường ĐH Y dược Huế | 26.4 |
3 | Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng | 25.55 |
4 | Khoa Y dược Đà Nẵng – ĐH Đà Nẵng | 25.45 |
5 | Trường ĐH Tây Nguyên | 24.8 |
6 | Trường ĐH Y khoa Vinh | 24.75 |
7 | Trường ĐH Y dược Buôn Ma Thuột | 23 |
8 | Trường ĐH Phan Châu Trinh | 22 |
Các trường đào tạo ngành y đa khoa khu vực TP.HCM & các tỉnh miền Nam
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường ĐH Y dược TPHCM | 27.55 |
2 | Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch | 25.85 – 26.65 |
3 | Trường ĐH Trà Vinh | 24.6 |
4 | Trường ĐH Võ Trường Toản | 22 |
5 | Trường ĐH Tân Tạo | 22 |
6 | Trường ĐH Nam Cần Thơ | 24 |
7 | Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng | 22 |
8 | Trường ĐH Y dược Cần Thơ | 25.6 |
9 | Trường ĐH Nguyễn Tất Thành | 25 |
10 | Khoa Y – ĐHQG TPHCM | 26.45 |
Xem thêm:
- Học phí trường Đại học Trà Vinh
- Học phí trường Đại học Nam Cần Thơ
- Học phí trường Đại học Y dược Cần Thơ
- Học phí trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành y đa khoa có rất nhiều cơ hội việc làm, bởi nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe của con người luôn tăng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành y đa khoa có thể đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh, giảng giải và nghiên cứu khoa học, quản lý. Đáp ứng yêu cầu công việc bao gồm:
- Bác sĩ: đóng vai trò cốt lõi trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân
- Y sĩ: Thực hiện các thủ thuật, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
- Nhân viên chăm sóc sức khỏe: Chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
- Nhà khoa học y học: Tham gia nghiên cứu về các chức năng của cơ thể, các bệnh liên quan và phương pháp điều trị mới.
- Nhà sản xuất thuốc: Tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm y tế góp phần quan trọng vào việc cung cấp các giải pháp y tế hiệu quả.
Trên đây chỉ là một số ví dụ chung, tùy theo chuyên ngành và trình độ chuyên môn, có thể có nhiều công việc khác trong ngành y đa khoa.
Mức lương của ngành y đa khoa
Sau khi biết y đa khoa gồm những chuyên ngành nào thì các bạn sẽ quan tâm đến mức lương trong ngành này. Trên thực tế, tùy thuộc vào chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và vị trí công tác mà mức lương ngành y đa khoa sẽ khác nhau.
- Mức lương cho y sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe thì khoảng từ 4 – 8 triệu.
- Mức lương cho các bác sĩ đa khoa khi mới ra trường sẽ khoảng 6 – 8 triệu.
- Mức lương dành cho các bác sĩ đã có kinh nghiệm làm việc khoảng 2 – 3 năm thì sẽ dao động từ 10 – 20 triệu trở lên tùy vị trí công việc.
Với những hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng ngành y đa khoa thì mức lương sẽ thấp hơn, các bạn có thể học liên thông ngành y để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cải thiện thu nhập của mình.
Qua bài viết, Khoa Quốc Tế đã giải đáp thắc mắc “y đa khoa gồm những chuyên ngành nào”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm về các ngành học khác thì hãy vào mục hướng nghiệp để xem thêm nhé!