Học viện Quản lý giáo dục học phí bao nhiêu? Điểm chuẩn mới nhất 2023

Banner back to school tháng 7

Học Viện Quản Lý Giáo Dục (NAEM) là trường đại học đào tạo uy tín với đội ngũ giảng viên chất lượng và chương trình đào tạo đa dạng. Vậy Học viện Quản lý giáo dục học phí bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm. Hãy cùng Khoa Quốc Tế tìm hiểu câu trả lời ngay bài viết bên dưới nhé!

Giới thiệu tổng quan Học viện Quản lý giáo dục 

Giới thiệu tổng quan Học viện Quản lý giáo dục 
Giới thiệu tổng quan Học viện Quản lý giáo dục 

Học viện Quản lý Giáo dục thành lập từ năm 2006, là một trường Đại học công lập nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý giáo dục chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trường tập trung không chỉ vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn thực hiện nghiên cứu các đề tài và đề án về khoa học giáo dục. 

Suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, NAEM (Học viện Quản lý Giáo dục) luôn giữ vững vị thế tiên phong, đứng đầu trong việc đào tạo cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia. Mục tiêu của trường là trang bị cho những nhà lãnh đạo tương lai kiến thức và kỹ năng toàn diện.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Website: http://naem.edu.vn/tabid/490/Default.aspx
  • Email tuyển sinh: hvqlgd@moet.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: 024.3864.3352

Học viện Quản lý giáo dục học phí năm 2023 – 2024

Học viện Quản lý Giáo dục học phí năm 2023 – 2024 được công bố như sau:

  • Khối ngành I: Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục: 290.000đ/tín chỉ.
  • Khối ngành: Quản trị văn phòng: 290.000đ/tín chỉ.
  • Khối ngành: Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế: 290.000đ/tín chỉ.

Học viện Quản lý giáo dục học phí qua từng năm

Học viện Quản lý giáo dục học phí qua từng năm
Học viện Quản lý giáo dục học phí qua từng năm

Học viện Quản lý giáo dục học phí năm 2022 – 2023

Mức thu học phí cho năm học 2022-2023 tại Học Viện Quản Lý Giáo Dục như sau:

  • Khối Ngành I: Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục với mức học phí là 290.000đ/tín chỉ
  • Khối Ngành III: Quản trị văn phòng với mức học phí là 290.000đ/tín chỉ
  • Khối Ngành V: Công nghệ thông tin với mức học phí là 340.000đ/tín chỉ
  • Khối Ngành VII: Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế với mức học phí là 290.000đ/tín chỉ

Học viện Quản lý giáo dục học phí năm 2021 – 2022

Trong năm học 2020 – 2021, mức học phí tối đa tại Học viện Quản lý Giáo dục (NAEM) được xác định như sau:

NHẬP MÃ KQT30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • Các ngành: 9.800.000đ/năm học.
  • Ngành Công nghệ thông tin: 11.700.000đ/năm học.

Học viện Quản lý giáo dục học phí năm 2021 – 2020

Học viện Quản lý Giáo dục (NAEM) đã thông báo về việc nộp tiền học phí năm học 2018 – 2019 với mức thu học phí:

  • Sinh viên ngành Công nghệ thông tin: 290.000đ/tín chỉ.
  • Sinh viên các ngành khác: 240.000đ/tín chỉ.
  • Các ngành Giáo dục, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục được miễn học phí.

Học viện Quản lý giáo dục học phí năm 2019 – 2020

Trong năm học 2016 – 2017, Học viện Quản lý Giáo dục (NAEM) áp dụng mức học phí như sau:

  • Hệ chính quy học phí NAEM: 790.000 đồng/tháng, tức là số tiền đóng theo học kỳ là 3.950.000 đồng/kỳ.
  • Mức học phí tính theo tín chỉ khoảng từ 200.000 – 240.000 đồng/tín chỉ.

Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh những ngành nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh những ngành nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh những ngành nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Dựa vào đề án tuyển sinh năm 2023, Học viện quản lý giáo tuyển sinh một số ngành như sau:

STTMã ngànhNgành họcTheo kết quả thi tốt nghiệp THPT QGXét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)
Tổ hợp môn xét tuyểnĐiểm chuẩn
17140114Quản lý giáo dụcA00, A01, C00, D0115.018.0
27310403Tâm lý học giáo dụcA00, B00, C00, D0115.018.0
37340101Quản trị văn phòngA00, A01, D01, C0015.018.0
47310101Kinh tếA00, A01, D01, D1015.018.0
57220201Ngôn ngữ AnhA01, D01, D10, D1415.0, môn Tiếng Anh đạt điểm từ 5.0 trở lên18.0, điểm tiếng Anh các học kỳ: học kỳ 1 năm 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.0

Xem thêm:

Phương thức xét tuyển của Học viện Quản lý giáo dục

Phương thức xét tuyển của Học viện Quản lý giáo dục
Phương thức xét tuyển của Học viện Quản lý giáo dục

Học Viện Quản Lý Giáo Dục có ba phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT

  • Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, theo từng tổ hợp môn xét tuyển cho từng ngành, không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Xét Học bạ)

  • Cách tính điểm xét tuyển Học bạ: Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12 + Điểm ưu tiên.
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 trên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Thí sinh không đăng ký trên hệ thống sẽ không được xét tuyển.

Phương thức 3: Tuyển thẳng

  • Đối tượng 1: Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT 
  • Đối tượng 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện hoặc đạt giải tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố.
  • Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường THPT chuyên.
  • Đối tượng 4: Thí sinh có học lực loại giỏi trong 3 năm lớp 10, 11, 12 (đối với học sinh TN năm 2023 chỉ xét HK1 năm lớp 12).
  • Đối tượng 5: Thí sinh có học lực loại khá trở lên trong học kỳ 1 năm lớp 12, đạt chứng chỉ Tiếng Anh ≥ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.

Hồ sơ xét tuyển Học viện Quản lý giáo dục

Hồ sơ xét tuyển Học viện Quản lý giáo dục
Hồ sơ xét tuyển Học viện Quản lý giáo dục

Trường Học viện Quản lý Giáo dục yêu cầu hồ sơ xét tuyển bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu do Học viện cung cấp.
  • Bản sao công chứng học bạ trung học phổ thông.
  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Thí sinh có thể bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông sau khi trúng tuyển và thực hiện thủ tục nhập học.
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
  • Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ (nộp sau khi nhập học tại Học viện).

Cách nộp hồ sơ:

  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) về địa chỉ: Phòng Đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục, 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 02436648719.
  • Đăng ký xét tuyển trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Học viện. Sau khi hoàn thiện đăng ký trực tuyến, thí sinh gửi bổ sung bản sao công chứng phiếu điểm về Học viện Quản lý giáo dục.

Chính sách học bổng và học phí của Học viện Quản lý giáo dục

Chính sách học bổng và học phí của Học viện Quản lý giáo dục
Chính sách học bổng và học phí của Học viện Quản lý giáo dục

Hiện nay, mức thu học phí tại Học viện Quản lý Giáo dục được quy định như sau:

  • Khối ngành I: Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục: 290.000đ/tín chỉ
  • Khối ngành III: Quản trị văn phòng: 290.000đ/tín chỉ
  • Khối ngành VII: Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học giáo dục; Kinh tế: 290.000đ/tín chỉ

Nhằm khuyến khích và hỗ trợ sinh viên trong chi phí sinh hoạt, Học viện Quản lý Giáo dục cung cấp nhiều loại học bổng. Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và kéo dài trong 10 tháng/năm học. Mức học bổng có nhiều cấp độ như sau:

  • Khá: Đạt mức bằng hoặc cao hơn mức trần học phí của ngành, chuyên ngành đó.
  • Giỏi: Đạt mức cao hơn học bổng khá.
  • Xuất sắc: Mức học bổng cao nhất, dành cho sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc.

Những điểm hấp dẫn của Học viện Quản lý giáo dục

Những điểm hấp dẫn của Học viện Quản lý giáo dục
Những điểm hấp dẫn của Học viện Quản lý giáo dục
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng: NAEM tự hào khi sở hữu đội ngũ giảng viên chất lượng, với hơn 100% có trình độ thạc sĩ trở lên, một số đang tiến sát việc hoàn thành chương trình tiến sĩ. Điều này đảm bảo chất lượng cao trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên.
  • Chương trình đào tạo đa dạng: NAEM cung cấp nhiều khối ngành và chương trình đào tạo. Điều này mang lại cho sinh viên sự linh hoạt trong việc chọn lựa chương trình phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp.
  • Học bổng khuyến khích học tập: Trường cung cấp nhiều loại học bổng khuyến khích học tập, từ học bổng loại khá đến học bổng loại xuất sắc, nhằm thúc đẩy sự cố gắng và thành tích học tập của sinh viên.
  • Nghiên cứu khoa học và công nghệ: NAEM đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, với nhiều giảng viên là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp cơ sở. 
  • Cơ sở vật chất hiện đại: NAEM sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm các phòng học, khuôn viên xanh đẹp, và ký túc xá tiện nghi, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nội trú.
  • Gắn kết với doanh nghiệp và cộng đồng: Trường duy trì mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng, mang lại cơ hội thực tập và học hỏi thực tế cho sinh viên, giúp họ phát triển kỹ năng và mạng lưới trong ngành nghề.
  • Tham gia nghiên cứu quốc gia: NAEM tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ trọng điểm, đóng góp vào sự phát triển của giáo dục và xã hội.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh về học viện Quản lý giáo dục cũng như giải đáp thắc mắc Học viện quản lý giáo dục học phí bao nhiêu. Khoa Quốc Tế hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn lựa chọn được ngôi trường phù hợp. Và đừng quên theo dõi mục Trường học để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Banner launching Moore

Bình luận

Bài viết liên quan: